Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968

0 1,169

Trận đánh Khe Sanh năm 1968 Battle of Khe Sanh 1968 được xem là trận đánh ác liệt nhất khi quân Giải Phóng muốn biến thành trận Điện Biên Phủ của người Mỹ còn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ thì liều chết chống trả vòng vây

Đây là tài liệu lịch sử thuộc thư viện của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ do tướng L.F. Chapman Jr. của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ chủ trì biên soạn năm 1969

Tướng Westmoreland đã ghi lời trong tài liệu này :

“Với vị trí là tư lệnh quân đội Mỹ – MACV ở Việt Nam, trong cuộc chiến ở Khe Sanh, tôi đã được binh chủng Thủy Quân Lục Chiến chào đón nồng hậu, họ cũng đã phòng thủ kiên cường ở trận chiến Khe Sanh để chống lại kẻ thù đầy mạnh mẽ nhằm bảo vệ nước Cộng Hòa miền Nam Việt Nam chống lại chủ nghĩa Cộng Sản”

“Kế hoạch của họ nhằm đe dọa lực lượng phòng ngự ở khu vực phía Bắc của miền Nam Việt Nam nhằm lập kế hoạch tấn công Quảng Trị, chế ngự khu vực đông dân ở vùng ven biển. Họ cũng mong muốn lập lại chiến thắng quyết định như họ đã làm ở Điện Biên Phủ năm 1954 nhằm tạo hiệu ứng gây shock tinh thần cho người Mỹ”

W.C. Westmoreland

Tư lệnh quân đội Mỹ miền Nam Việt Nam

PHẦN I

BỐI CẢNH

Ngày 8 tháng 3 năm 1965, các đơn vị Mỹ đầu tiên thuộc lữ đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ của chuẩn tướng Frederick J. Karch đặt chân đến Đà Nẵng. Sau đó, các đơn vị tiếp theo được đưa đến và các khu vực phụ trách chiến đấu, khu vực hành quân, … được thiết lập . Tháng 5 năm 1965, lữ đoàn 9 được lực lượng đổ bộ Thủy Quân Lục Chiến số 3 – 3rd Marine Amphibious Force (III MAF ) thay thế với thành phần là sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến, không đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến và sau đó được tăng cường thêm sư đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến. Tháng 6 năm 1965, tư lệnh lực lượng III MAF là thiếu tướng Lewis W. Walt với trách nhiệm tổ chức các hoạt động của lực lượng Mỹ ở Vùng I Chiến Thuật bao gồm 5 tỉnh của miền Nam Việt Nam. Toàn bộ lực lượng Mỹ ở miền Nam Việt Nam đều đặt dưới quyền chỉ huy của cơ quan MACV (The US Military Assistance Command, Vietnam) Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam với chỉ huy là tướng William C. Westmoreland

Các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đã phối hợp với các đơn vị quân đội miền Nam Việt Nam (ARVN) thuộc Vùng I Chiến Thuật nhằm giành lại quyền kiểm soát cho chính quyền Sài Gòn, chống lại các cuộc tấn công của du kích địa phương. Ngoài ra, các cuộc hành quân, chiến dịch quy mô cỡ tiểu đoàn, trung đoàn nhằm lùng sục, tìm và diệt các đơn vị chính quy của miền Bắc Việt Nam (NVA). Dần dần, hàng trăm tổ, tiểu đội, trung đội … của miền Bắc Việt Nam bị tiêu diệt hoặc bị đẩy ra xa các vùng đông dân cư. Trong khi đó, các làng mạc, thị trấn, … được bảo vệ, các hoạt động dân sự được thiết lập. Quá trình tuy kéo dài tuy nhiên trong 1 năm đã giành lại quyền kiểm soát của hơn 2.000km2 với hơn 500.000 dân cư và ngày càng ảnh hưởng đến các vùng nông thôn. An ninh, sức khỏe, y tế, …  và giáo dục ngày càng được nâng cao. Kèm theo đó là lượng quân sĩ Bắc Việt đào ngũ về với chính quyền Sài Gòn ngày càng đông

Vùng 1 Chiến Thuật trong chiến tranh Việt Nam - I Corps Tactical Zone in Vietnam war
Vùng 1 Chiến Thuật trong chiến tranh Việt Nam – I Corps Tactical Zone in Vietnam war

Các yếu tố trên diễn ra rõ ràng trước mắt các lãnh đạo của miền Bắc Việt Nam. Họ hiểu rằng nếu không hành động nhanh và mạnh thì công sức chuẩn bị 10 năm cho công cuộc giải phóng miền Nam từ năm 1954 đến 1965 sẽ đổ vỡ. Tuy nhiên, họ không muốn đụng trận với binh sĩ Mỹ ở khu vực đồng bằng hay vùng đông dân cư do e ngại hỏa lực vượt trội của quân Mỹ, đường tiếp liệu xa và dễ bị lộ vị trí. Họ mong muốn khu vực giao tranh sẽ là vùng đồi núi thuộc Lào hoặc khu vực phía Bắc

Sau vài lần giao tranh với Thủy Quân Lục Chiến, quân Giải Phóng buộc phải phân tán để tránh hỏa lực tập trung của quân đội Mỹ. Giải pháp là các khu vực đồi núi dọc theo vĩ tuyến 17 thuộc vùng Phi Quân Sự – DMZ, ở Lào và khu vực miền Nam của cán chảo Bắc Việt. Nguyễn Văn Mai – 1 sĩ quan cao cấp của quân Giải Phóng đã tuyên bố :

“Chúng ta sẽ lôi kéo họ đến khu vực biên giới và tiêu diệt chúng không thương tiếc”

Để chống lại kế hoạch của quân Giải Phóng, tướng Walt cũng di chuyển các đơn vị lính Mỹ tiến xa hơn về phía khu vực DMZ. Bộ chỉ huy sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến di chuyển từ Đà Nẵng đến Phú Bài, bộ chỉ huy tiền phương của sư đoàn cũng di chuyển đến Đông Hà để có thể phản ứng nhanh theo các diễn biến ở dọc theo khu DMZ. Tiếp đó, bộ chỉ huy sư đoàn 1 TQLC cũng di chuyển từ Chu Lai đến Đà Nẵng và phụ trách các hoạt động ở miền Trung và phía Nam của vùng I Chiến Thuật

Để linh hoạt hơn, các cuộc hành quân, chiến dịch ngắn ngày sẽ được giao quyền chỉ huy trực tiếp cho bộ chỉ huy chiến dịch. Do tình hình chiến sự ở miền Nam Việt Nam, các đơn vị hành quân cấp tiểu đoàn là phổ biến nhất và chịu trách nhiệm trực tiếp từ Bộ Chỉ Huy của lực lượng Đặc Nhiệm phụ trách chiến dịch hoặc trực tiếp từ đơn vị trung đoàn phụ thuộc.  

Ví dụ : tiểu đoàn 2 TQLC thuộc sư đoàn 9 đang chiến đấu dưới sự chỉ huy của sư đoàn 3 TQLC trong khi tiểu đoàn 2 TQLC của sư đoàn 3 lại đang hoạt động và chịu sự chỉ huy của 1 đơn vị khác

Cùng với sự đẩy mạnh hoạt động ở Quảng Trị, hàng loạt các căn cứ quân sự, tiếp liệu cũng được xây dựng . Đông Hà là được xem là căn cứ quân sự lớn nhất và là trung tâm chỉ huy của cả vùng. Các 14km về phía Tây Nam là trại J. J. Carroll – 1 căn cứ pháo binh lớn. Các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở căn cứ này được tăng cường các khẩu pháo 175mm có thể bắn sâu vào vùng lãnh thổ Bắc Việt. Kế tiếp và kéo dài về phía Tây 16km là căn cứ pháo binh Rockpile cũng được trang bị các khẩu pháo 175mm có thể bắn đến tận biên giới Lào. Lính Mỹ cũng xây 1 loạt các căn cứ dọc theo phía Nam của vĩ tuyến 17 với 2 căn cứ lớn nhất là Gio Linh và Cồn Tiên

Trận đánh Khe Sanh năm 1968 - Battle of Khe Sanh 1968 : các căn cứ quân sự Mỹ ở phía Bắc Quảng Trị - The US main military bases in North Quang Tri province
Trận đánh Khe Sanh năm 1968 – Battle of Khe Sanh 1968 : các căn cứ quân sự Mỹ ở phía Bắc Quảng Trị – The US main military bases in North Quang Tri province

Trong các năm 1966 và 1967, quân Giải Phóng liên tục tổ chức các cuộc xâm nhập vào khu vực phi quân sự và đều bị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đánh bại. Đỉnh điểm là các chiến dịch Prairie 1,2,3,4 …  – Operation Prairie I, II, III, IV và tính đến ngày 31 tháng 3 năm 1967, quân Giải Phóng mất 3.491 người còn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tổn thất 541 người

Vùng thung lũng Khe Sanh ở phía Tây Quảng Trị được bao bọc chung quanh nhiều ngọn đồi xếp chồng lên nhau và được xem là vùng lý tưởng để quân Giải Phóng trú ẩn do dễ dàng thâm nhập chung quanh do có nhiều tuyến đường mòn đan xen nhau. Cả khu vực gần như bị che kín với nhiều cây to, cao đến 20m, tán xòe rộng che phủ cả vùng rộng lớn. Dưới đất là các cánh rừng cỏ voi và tre nứa. Đi trên mặt, tầm nhìn chỉ còn giới hạn trong khoảng 5m. Các máy bay bay phía trên thì gần như chẳng thấy được gì. Đỉnh núi cao nhất trong vùng là đỉnh núi Động Tri cao 1015m. 3 ngọn núi cao kế tiếp là đồi 861, đồi 881 Bắc và 881 Nam tạo thành 2 lối đi chính. Trong đó có 1 đường là đường số 9 chạy xuyên qua nối liền từ Đông Hà đi ngang qua Khe Sanh, Làng Vei và đến Lào. Đường còn lại nằm phía Tây Bắc là thung lũng nhỏ hình thành bởi sông Rào Quán chạy giữa đỉnh Động Tri và đồi 861. Một ngọn đồi hiểm yếu nữa là đồi 558, đây là ngọn được Thủy Quân Lục Chiến Mỹ kết hợp lực lượng Đặc Biệt Mỹ chiếm được từ Quân Giải Phóng từ năm 1967

 

Xem tiếp : Trận đánh Khe Sanh 1968Battle of Khe Sanh 1968 – P2

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex