Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P13

0 663

Phần 13 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung

Tuy bên trong là vậy, nhưng ngày 26 tháng 10, khi về tới Washington, Kissinger vẫn họp báo và tuyên bố câu lịch sử ‘’Hòa bình đang trong tầm tay’’ (peace is at hand). Washington và Sài Gòn chấn động. Đây là bất ngờ về ngoại giao thứ ba của Kissinger.

Vì khi ánh sáng của hòa bình chiếu rọi, hào quang của Nixon-Kissinger chiếu sáng theo. Không tới hai tuần sau, ngày bảy tháng 11.1972, Nixon đã thắng cử nhiệm kỳ hai. Sự thành công của ông được người Mỹ gọi là ‘’long trời lở đất’’. Đại đa số nhân dân bỏ phi ếu tín nhiệm ông: 60.7% so với 37.5% cho Mcgovern. Đây là số phiếu cử tri cao thứ nhì trong lịch sử nước Mỹ, và là số phiếu cao nhất mà một ứng cử viên Cộng Hòa đã được. Từ Âu sang Á, tiếng tăm ông lừng lẫy.

Té ra viễn tượng hòa bình Việt Nam lại một lần nữa đóng góp cho sự thành công của Nixon, và đưa đồ đệ của ông lên đài danh vọng. Nhưng chiêu bài ‘’hòa bình’’ đã dược vận dụng một cách trái ngược nhau trong hai lần tranh cử. Lần thứ nhất (1968) thì hòa bình ngoài tầm tay, lần thứ hai (1972): hòa bình đang trong tầm tay.

Dù rằng Tổng Thống Nixon chưa bắt đầu nhiệm kỳ hai, nhưng bầu cử xong là mọi việc cũng xong. Ngay từ lúc dọn vào Tòa Bạch Ốc, cả Nixon lẫn Kissinger đều muốn giải quyết vấn đề Việt Nam cho dứt điểm. Muộn lắm là nội trong nhiệm kỳ đầu. Làm thế nào để còn hái được nhiều thành quả ngoại giao khác vào nhiệm kỳ hai. Nixon muốn chú trọng vào việc bang giao với Trung Cộng và Liên Xô. Kissinger thì muốn hướng về Âu Châu và Trung Đông nên ông gọi 1973 là ‘’Năm của Âu Châu’’.

Bầu cử ở Mỹ xong rồi, và nhiệm kỳ thứ hai của Nixon sắp bắt đầu mà tại sao ông Thiệu vẫn chưa chịu chấp nhận ký vào Hiệp Định? Lý do chính là vì ông còn lo ngại về việ c quân đội Bắc Việt tiếp tục ở lại. Để ông Thiệu yên tâm, ông Nixon an ủi rằng đừng có lo nữa, vì chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách là, thứ nhất , cố lồng vào b ản Hiệp Đị nh một câu nói tới việc tôn trọng vùng phi quân sự (DMZ) và thứ hai, sẽ đề nghị thêm một khoản nói tới việc giải ngũ trên căn bản ‘’bên này giải ngũ một, bên kia giải ngũ một’’, rồi cho ‘’những người giải ngũ trở về với gia đình họ’’. Nghe đơn sơ là như vậy.

White House

Ngày 14 tháng 11.1972

Thưa Tổng Thống,

Còn quan trọng hơn rất nhiều những gì chúng tôi nói trong Hiệp Định về vấn đề này là những gì chúng tôi sẽ làm trong trường hợp quân địch tái diễn xâm lăng. Tôi tuyệt đối cam đ oan với Ngài rằng: Nếu Hà Nội không tuân theo những điều kiện của Hiệp Định này, thì tôi cương quyết sẽ có hành động trả đũa mau lẹ và ác liệt

Trân trọng

(ký) Richard Nixon

Thư đi, thư lại, cũng vẫn chưa xong. Mà năm 1973 lại tới, Nixon dọa nặng hơn, rằng nếu ông Thiệu cứ tiếp tục chống đối và ‘’tách rời’’ khỏi lậ p trường của Mỹ thì có thể ‘’đi tới thảm họa là làm mất đi tất cả những gì chúng ta đã cùng nhau tranh đấu trong cả một thập niên qua’’. Và ngược lại:

White House

Ngày 5 tháng 1.1973

Thưa Tổng Thống,

Nếu Ngài quyết định, và tôi tin tưởng Ngài sẽ quyết định, tiếp tay với chúng tôi, tôi xin bảo đảm vời Ngài rằng tôi sẽ tiếp tục yểm trợ Ngài trong giai đoạn hậu chiến, và chúng tôi sẽ trả đũa bằng toàn thể sức mạnh của Hoa Kỳ nếu như Bắc Việt vi phạm Hiệp Định. Cho nên, một lần nữa, tôi xin kết thúc thư này bằng lời kêu gọi Ngài hãy sát cánh với chúng tôi.

Trân trọng

(ký) Richard Nixon

Khi ngày đăng quang nhiệm kỳ đã gần kề, chỉ còn một tuần lễ nữa, Nixon giơ cái gậy thật to :

White House Ngày 14-1-1973 Thưa Tổng Thống,

 Tôi nhất quyết cho phê chuẩn bản Hiệp Định vào ngày 23 tháng 1, và sẽ ký vào ngày 27 tháng 1, 1973 tại Paris. Tôi sẽ làm việc này dù phải làm một mình, trong trường hợp đó, tôi sẽ công khai tố cáo chính phủ của Ngài làm cản trở cho công cuộc vãn hồi hòa bình tại Việt Nam.

Kết quả không tránh khỏi sẽ là việc cắt viện trợ quân sự và kinh tế ngay lập tức, mà dù có sự thay đổi về nhân sự trong Chính phủ của Ngài cũng không thể cứu vãn được…

 Hồi tuyển cử 1968, Johnson sau cùng cũng quyết định là sẽ đơn phương đàm phán với Bắc Việt, nhưng ít nhất là ông còn mở cửa ngỏ, không khóa chặt lại. Johnson tuyên bố là nếu Miền Nam muốn tham gia thì vẫn dược tham gia. Bây giờ Nixon đe là sẽ ‘’công khai tố cáo chính phủ của Ngài làm cản trở cho công cuộc vãn hồi hòa bình ở Việt Nam’’ rồi sẽ ‘’cắt viện trợ quân sự và kinh tế ngay lập tức’’, và sau đó, ‘’dù có sự thay đổi về nhân sự…cũng không thể cứu vãn được?’’.

Trong ‘’tự điển chính trị’’ về mối bang giao Hoa Kỳ – Việt Nam Cộng Hòa, ‘’thay  đổi nhân sự’’ là câu nói nhẹ, đồng nghĩa với việc đảo chánh. Năm 1963, khi việc chuẩn bị lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm đang tiến hành ráo riết, Tổng Thống Kennedy, trong buổi phỏng vấn với Waller Cronkite trên đài CBS, đã nhắc tới nhu cầu ‘’thay đổi nhân sự’’ 

Tuy nhiên, khi nào Nixon giơ cái gậy ra, thì ông cũng có đem theo củ cà rốt. Trong cùng một văn thư, Nixon quả quyết:

‘’Chúng tôi sẽ phản ứng mãnh liệt trong trường hợp bản Hiệp Định bị vi phạm: Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh tới những cam kết tiếp tục của chính phủ Hoa Kỳ đối với tự do và tiến bộ của Việt Nam Cộng Hòa.

Tôi quyết định sẽ tiếp tục viện trợ đầy đủ kinh tế và quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa…”

Và rõ ràng hơn nữa: White House

Ngày 17 tháng 1.1973. Thưa Tổng Thống,

Tự Do Độc Lập của nước Việt Nam Cộng Hòa vẫn luôn luôn là mục tiêu trọng đại trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Tôi đã theo đuổi mục tiêu này trong suốt cuộc đời chính trị của tôi…

Tôi cả quyết rằng việc từ chối ký bản Hiệp Định này sẽ đưa đến việc cắt đứt mọi viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa…

Nếu ngài khước từ ký vào bản Hiệp Định, tôi sẽ không còn cách nào giúp đỡ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nữa. Quốc Hội và dư luận Hoa Kỳ sẽ trói chặt tay tôi… Tôi đang chuẩn bị gửi Phó Tổng Thống Agnew qua Sài Gòn để thảo luận với Ngài về m ối quan hệ của chúng ta trong thời hậu chiến…Phó Tổng Thống Agnew sẽ công khai tái xác nhận những bảo đám tôi đã hứa với Ngài. Tôi xin nhắc lại những cam kết đó như sau:

 Thứ nhất, Hoa Kỳ công nhận chính phủ của Ngài là chính phủ duy nhất hợp pháp ở Miền Nam Việt Nam.

Thứ hai, Hoa Kỳ không công nhận quyền có mặt của quân đội ngoại quốc trên lãnh thổ Miền Nam.

Thứ ba, Hoa Kỳ sẽ phản ứng mãnh liệt nếu bản Hiệp Định bị vi phạm…

Tôi đang chuẩn bị để họp riêng với Ngài tại San Clemente, Califomia, và lúc dó chúng ta có thể xác nhận lại một lần nữa sự hợp tác giữa chúng ta và những bảo đám của Hoa Kỳ…

Tôi cho rằng Ngài có hai lựa chọn chính yếu: Một là tiếp tục cản trở việc ký kết. Đó là hành động có vẻ lẫm liệt nhưng thiển cận, hai là dùng bản Hiệp Định như một phương tiện để xây dựng một căn bản mới cho nền bang giao Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng Hòa. Tôi không cần phải nói Ngài cũng biết rõ đây là con đường duy nhất để bảo vệ mục tiêu chung của chúng ta.

Trân trọng,

(ký) Richard M. Nixon

Những lựa chọn được kể ra rõ ràng là như vậy. Dường như ông Thiệu chỉ còn một cách là bám víu: Ông gạch dưới và đánh dấu * bên chữ ‘’guarantees’’ (bảo đảm) đoạn trên lá thư, và gạch dưới (hai lần) chữ ‘’U. S. guarantees’’ (bảo đảm của Hoa Kỳ) ở đoạn cuối.

Hết Phần 13 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng“When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung

Xem thêm : 

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P12

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P14

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex