Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Máy bay F-4 Phantom trong chiến tranh Việt Nam – F-4 fighter in Vietnam war – p3

0 620

Trong giai đoạn chiến tranh Lạnh, các nhà quân sự Mỹ đã đánh giá rằng cuộc chiến kế tiếp sẽ là cuộc đối đầu giữa 2 cường quốc quân sự Liên Xô và Mỹ. Khi Mỹ đã mất vị thế độc quyền trong vũ khí hạt nhân, các nhà quân sự đã cho rằng, điều mang tính sống còn trong cuộc chiến tương lai sẽ là ngăn chận vũ khí hạt nhân của đối phương

Đối với không quân, việc mang vũ khí hạt nhân sẽ là nhân tố chính của cuộc chiến và vai trò này thuộc về các máy bay ném bom. Nếu cuộc chiến mới xảy ra, điều ưu tiên sẽ là ngăn chận các máy bay ném bom. Để thực hiện điều này, các máy bay chiến đấu sẽ không còn giữ các yếu tố nhanh nhẹn trong việc giáp lá cà tác chiến ở cự ly gần như trong quá khứ mà cần tốc độ cao và có khả năng bay ở độ cao lớn. Do yêu cầu cắt giảm chi phí quốc phòng nên các máy bay sẽ cần yếu tố đa năng và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trong một phi vụ

Những năm trong cuộc chiến ở Việt Nam đã cho thấy sự sai lầm trong việc hoạch định cuộc chiến. Cuộc chiến giới hạn trong phạm vị nhỏ đã bị thay thế bằng chiến lược be bờ nhằm ngăn chận chủ nghĩa cộng sản lan rộng ở vùng Đông Nam Á. Học thuyết về máy bay ném bom mang vũ khí hạt nhân và các máy bay đánh chặn dù tỏ ra rất thích hợp nếu xảy ra cuộc chiến với Liên Xô lại tỏ ra không thích hợp trong cuộc chiến ở Việt Nam khi chỉ có vài mục tiêu để ném bom và hoàn toàn không liên quan đến vũ khí hạt nhân. Việc không quân Mỹ hoàn toàn khống chế bầu trời ở Việt Nam đã làm nhiệm vụ giành ưu thế trên không để dọn đường cho máy bay ném bom hoàn toàn bị lu mờ .

Trong quá khứ , các máy bay chiến đấu cần nhanh nhẹn, có khả năng chiến đấu giáp lá cà ở tầm gần nhằm diệt các máy bay chiến đấu của đối phương và bảo vệ các máy bay ném bom. Trong những năm giữa thế chiến 2 và cuộc chiến Việt Nam, do quá lưu tâm các máy bay ném bom chiến lược đã khiến các máy bay đánh chặn của  Không Quân Mỹ tập trung vào nhiệm vụ tiêu diệt các máy bay ném bom mà không phát triển vũ khí hữu hiệu để tiêu diệt các máy bay chiến đấu nhanh nhẹn, có tốc độ siêu thanh như máy bay MIG

Máy bay chủ lực của không quân Mỹ trong giai đoạn này là máy bay chiến đấu F-4 Phantom F-4 Phantom fighter các số liệu thống kế về các trận không chiến của máy bay F-4 và các máy bay chiến đấu khác rất tệ hại khi so với thống kế trong cuộc chiến Triều Tiên. Tỉ lệ tiêu diệt máy bay đối phương là 2:1 nghĩa là bắn rơi 2 máy bay Bắc Việt và mất 1 máy bay Mỹ trong khi tỉ lệ của máy bay F-86 Sabre trong chiến tranh Triều Tiên là 10:1 

Các máy bay F-4 được thiết kế cục mịch, nặng nề để phục vụ mục đích mang tên lửa để tiêu diệt máy bay ném bom từ xa và hoàn toàn không thích hợp trong nhiệm vụ chiến đấu giành ưu thế ở tầm gần do đó hoàn toàn không thích hợp trong cuộc chiến ở Việt Nam

Máy bay F-4 Phantom Con Ma đang được lắp tên lửa hồng ngoại AIM-9 Sidewinder và tên lửa dẫn đường bằng bằng radar AIM-7 Sparrow tại sân bay Cam Ranh trong chiến tranh Việt Nam - Ordnance technician prepares to load four AIM-9 Sidewinder infrared-homing air-to-air missiles (top row) and four AIM-7 Sparrow radar-guided air-to-air missiles for F-4 Phantom at Cam Ranh air base in Vietnam war
Máy bay F-4 Phantom Con Ma đang được lắp tên lửa hồng ngoại AIM-9 Sidewinder và tên lửa dẫn đường bằng bằng radar AIM-7 Sparrow tại sân bay Cam Ranh trong chiến tranh Việt Nam – Ordnance technician prepares to load four AIM-9 Sidewinder infrared-homing air-to-air missiles (top row) and four AIM-7 Sparrow radar-guided air-to-air missiles for F-4 Phantom at Cam Ranh air base in Vietnam war

Không quân thời hậu chiến tranh thế giới thứ 2 

Các nhà quân sự Không Quân là Giulio Douhet và Billy Mitchell cho rằng các chiến dịch ném bom sẽ quyết định cuộc chiến bằng các cuộc oanh tạc phá hủy tiềm năng kinh tế, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, … và sinh lực của đối phương. Không quân sẽ khiến các lý thuyết về chiến tranh quy ước trở thành lỗi thời

Điều cần thiết để các máy bay ném bom hoàn thành nhiệm vụ là cần một bầu trời đã được an toàn và không bị máy bay đánh chặn của đối phương tấn công. Từ đó đã xuất hiện cụm từ “giành ưu thế trên không” – “air superiority”

Không quân Mỹ từ sau thế chiến thứ 2 đã thành lập một đơn vị độc lập để thực hiện các nhiệm vụ ném bom hạt nhân, đó là Bộ Tư Lệnh Không Quân Chiến Lược – Strategic Air Command (SAC). Đơn vị này có căn cứ trên mặt đất, các máy bay ném bom tầm xa, … hoàn toàn tách biệt với các đơn vị không quân khác. Chỉ huy là tướng Curtis LeMay 

Theo cách nhìn của tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower , lực lượng Không Quân Mỹ mà nòng cốt là SAC sẽ cung cấp chiếc dù hạt nhân để bảo vệ thế giới tự do

Bộ Tư Lệnh Không Quân Chiến Lược – SAC đã chiếm sự ưu tiên trong không quân Mỹ , các nhiệm vụ khác đều trở nên thứ yếu bao gồm không yểm chiến thuật – TACAIR ( Tactical air ), yểm trợ mặt đất, yểm trợ tầm gần – CAS (Close Air Support ), …

Năm 1949, trong hội nghị Vinson, một số chỉ huy Không Quân Mỹ đã nêu lên sự quá ưu tiên giành cho cơ quan SAC khi “chưa đến 6% tài nguyên của Không Quân Mỹ là dành cho nghiên cứu và phát triển máy bay chiến thuật và máy bay chiến đấu” . Kết quả là Bộ Tư Lệnh Không Quân Chiến Thuật – Tactical Air Command (TAC) – đơn vị chịu trách nhiệm các nhiệm vụ yểm trợ chiến thuật, yểm trợ mặt đất, giành ưu thế trên không, … trở nên thiếu ngân sách, kết quả là một số Không Đoàn đã phải bị dẹp bỏ. Các chỉ huy Không Quân cũng nêu rằng nhiệm vụ giành ưu thế trên không của các máy bay đánh chặn vẫn rất cần thiết để dọn đường cho máy bay ném bom. Để đối phó máy bay MIG-15, không quân Mỹ đã cho ra đời F-86 Sabre và đã dành được tiếng vang. Một số thống kê cho biết tỉ lệ đối phó máy bay MIG của F-86 lên đến 15:1

Mặc dù vậy, các nhà hoạch định quân sự vẫn cho rằng máy bay ném bom hạt nhân là sự nguy hiểm lớn nhất. Do đó, hệ thống phòng không và không quân cần phát triển máy bay đánh chặn có tốc độ cao có thể tiêu diệt máy bay ném bom từ xa và ngoài tầm nhìn – beyond visual range (BVR). Do đó, tên lửa sẽ là vũ khí chính thay thế cho các khẩu pháo . Các máy bay này có thể tiêu diệt máy bay địch từ xa bằng một quả tên lửa và do đó không cần sự nhanh nhẹn để chiến đấu ở tầm gần và từ nhiệm vụ chính là khống chế bầu trời, diệt máy bay đối phương là chính lại trở thành nhiệm vụ dọn đường cho máy bay ném bom. Từ đó đã định nghĩa lại khái niệm “Giành ưu thế trên không”  

Từ khái niệm trên, các máy bay chiến đấu đã khác với thời chiến tranh Triều Tiên. Các máy bay sau này như F-100 Super Sabre, F-101 Voodoo, F-105 Thunderchief và F-4 Phantom được thiết kế để có tốc độ cao, bay ở độ cao lớn, có khả năng mang tên lửa và sự đánh đổi là sự nhanh nhẹn và khả năng tác chiến ở tầm gần. 

Xem lại từ đầu : Máy bay chiến đấu F-4 Con Ma trong chiến tranh Việt NamF-4 Phantom fighter in Vietnam war – P1

Xem lại : Máy bay chiến đấu F-4 Con Ma trong chiến tranh Việt NamF-4 Phantom fighter in Vietnam war – P2

Xem tiếp : Máy bay chiến đấu F-4 Con Ma trong chiến tranh Việt NamF-4 Phantom fighter in Vietnam war – P4

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex