Hai người lính 2 chuyến tuyến kết nghĩa anh em
Chuyện 2 người lính là cựu chiến binh quân Giải Phóng Trần Đình Trọng được người lính Nguyễn Sơ thuộc sư đoàn 2 VNCH tha chết và cứu sống bằng giúp bi đông nước, 2 túi gạo sấy sau này đã kết nghĩa trở thành anh em với nhau
Cựu chiến binh quân Trần Đình Trọng, cựu Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quốc Tuấn, thành phố Quảng Ngãi vào năm 1972 mới 19 tuổi tham gia đội vũ trang. Lúc này, địch đánh phá rất ác liệt. Trong một lần xuống cơ sở, anh bị vấp mìn, chân trái nát bươm. Đồng đội khiêng anh về Bệnh xá B25 của tỉnh. Khi chưa phẫu thuật thì bệnh xá bị chỉ điểm và bị pháo kích dữ dội, bệnh xá phải sơ tán, 2 người khiêng võng cho anh cũng bị thương. Để tránh liên lụy đồng đội, anh bảo : “Các đồng chí đi đi. Đừng vì tôi mà nguy hiểm vô ích. Nếu không là tôi sẽ chết ngay bây giờ”. Trước sự kiên quyết của anh, 2 đồng đội đành để anh lại, bắt võng trên thân cây, đánh dấu làm mốc, đắp kín cho anh tấm dù hoa…
Một lúc sau, quân Sài Gòn ập đến, 1 người giở tấm dù lên : “chắc nó chết rồi”, lại giọng người khác : “nó còn chưa chết, để bắn nó”, lại 1 giọng khác : “thôi để anh ta tự chết” rồi tất cả kéo nhau đi
Tôi lịm dần đi, khi tỉnh dậy thấy trên ngực có 1 bi đông nước và dưới võng có 2 bịch gạo sấy, chắc là của đám binh sĩ kia để lại. Chính nhờ bi đông nước và 2 túi gạo sấy đó, anh Trọng đã cầm cự và sống được cho đến ngày được đồng đội quay lại giải cứu
Hai bịch gạo sấy và bi đông nước của người lính chế độ cũ cứ ám ảnh thầy giáo Trần Đình Trọng mãi không thôi. Muốn tìm ân nhân cứu mạng nhưng không biết tìm đâu. Người ấy như thế nào, còn sống hay đã mất? Vì sao lại cứu “kẻ thù”?. Những người ở Bệnh xá B25 năm xưa ai cũng đồng cảm và cố gắng giúp ông tìm người cứu mạng năm xưa. Một đồng đội của ông mở khách sạn ở Đà Lạt. Một hôm bà Đính – vợ ông gọi điện thông báo đã tìm được manh mối. Chồng bà trong một lần trò chuyện với một vị khách vào nghỉ, người này đã kể chuyện từng hành quân ở Quảng Ngãi, để lại hai bịch gạo sấy và chiếc bi đông nước trên võng một anh thương binh. Chị Đính nghe chồng kể biết ngay là người ông Trọng cần nhưng lúc này vị khách đã rời Đà Lạt. Ngoài cái tên Nguyễn Sơ, quê Mộ Đức, Quảng Ngãi, nguyên là lính Sư đoàn 2 Việt Nam cộng hòa, mất một cánh tay, sống ở vùng kinh tế mới quanh đây, không có thông tin cụ thể về nơi ở. Hơn 30 năm tìm kiếm, nay biết ân nhân của mình còn sống, dù biết rằng mơ hồ, ông Trọng cũng quyết đi tìm. Đôi chân tập tễnh không ngăn ông bắt xe lên các vùng kinh tế mới Lâm Đồng và cả Đắk Lắk nhưng đều vô vọng.
Hai năm sau, trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Trường TH Trần Quốc Tuấn, thầy hiệu trưởng Trần Đình Trọng đã lên sân khấu giao lưu với học sinh và kể về chuyện của người lính chế độ cũ giàu lòng nhân ái năm xưa. Không ngờ, trong số cựu học sinh có người họ hàng và cùng quê Phổ Thuận với ông Sơ. Nhờ đó, ông có được số điện thoại liên lạc. Ông lập tức vào Nam và tìm gặp được ông Nguyễn Sơ ở Bình Phước. Hai người ở 2 chiến tuyến, 1 người mất tay, một người mất chân.Ông Sơ kể lại trong trận ở Nghĩa Hành, nhìn thấy ông Trọng thoi thóp trên võng, như phản xạ tự nhiên, ông Sơ đã làm một việc mà ông cho rằng bất cứ ai cũng có thể làm, đó là đem lại cơ hội sống cho một con người, dù đó là phía bên kia và có thể nguy hiểm nếu chỉ huy phát hiện. Bị thương, giải ngũ, rồi do gia cảnh khó khăn với 7 đứa con nheo nhóc, ông Sơ đưa cả gia đình vào làm ăn ở thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Trong lần gặp đó, ông Trọng và ông Sơ – 2 người lính vốn là quân Giải Phóng và lính VNCH đã kết nghĩa anh em, nguyện gắn bó cùng nhau. Chuyện 2 người lính đã kết thúc có hậu. Tuy nhiên chỉ 4 năm sau, do sức yếu, ông Sơ đã từ trần ở tuổi 72. Mọi kết nối với gia đình ông Sơ chỉ còn biết thông qua người con trai của ông là anh Nguyễn Ngọc Thành.