Mùa hè đỏ lửa năm 1972 – Easter Offensive 1972 hay chiến dịch Nguyễn Huệ – P15
Trong 10 ngày cuối cùng của trận đánh Cổ Thành Quảng Trị trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 , quân Giải Phóng tổn thất 2.767 người còn Thủy Quân Lục Chiến VNCH tổn thất trung bình 150 người / ngày
Khi cuộc phản công tiến đến tuần thứ 10 và đã là đầu tháng 9 nhưng vẫn chưa có dấu hiệu gì của sự chiến thắng. Tướng Trưởng suy đoán quân Giải Phóng đã bị hao hụt rất nhiều do các cuộc oanh kích bằng máy bay B-52, máy bay chiến thuật và cuộc cuộc pháo kích bằng hải pháo. Lúc này, quân Giải Phóng đã bị đánh bại ở Kontum và An Lộc. Một sự chiến thắng vào thời điểm này không chỉ làm tăng uy thế quân lực VNCH mà còn tạo lợi thế trên bàn chính trị
Ngày 8 tháng 9, quân VNCH tung ra 3 cuộc tấn công độc lập để hỗ trợ cho nỗ lực chính là tái chiếm thị trấn Quảng Trị. Sư đoàn Nhảy Dù chiếm được 3 vị trí then chốt ở La Vang phía Nam cổ thành Quảng Trị. Từ vị trí này, lực lượng Nhảy Dù có thể che chắn phía Nam của cánh quân Thủy Quân Lục Chiến . Ngày hôm sau, Thủy Quân Lục Chiến mở cuộc tấn công chính nhằm tái chiếm cổ thành Quảng Trị . Cùng lúc đó, quân Mỹ cùng lực lượng VNCH tổ chức cuộc đổ bộ giả tạo ở phía Bắc Cửa Việt nhằm đánh lạc hướng. Thoạt đầu, quân Giải Phóng nổ lực ngăn chặn đà tiến quân nhưng ngày 14 tháng 9, tiểu đoàn 6 TQLC đã chiếm được một phía tường của cổ thành . Ngày hôm sau, các binh sĩ TQLC đã dùng khe hở này tấn công vào phía Đông và phía Nam của cổ thành. Đến tối ngày 15 tháng 9, cổ thành đã bị TQLC tái chiếm . Ngày 16 tháng 9, lá cờ VNCH được kéo lên đánh dấu cổ thành đã hoàn toàn kiểm soát.
Trưa ngày hôm sau, các toán TQLC đã lùng sục để tiêu diệt các toán Quân Giải Phóng còn sót lại và mở rộng kiểm soát thị trấn Quảng Trị. Trong suốt 10 ngày cuối cùng của trận đánh cổ thành Quảng Trị trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972, quân Giải Phóng tổn thất 2.767 người và 43 bị bắt. Thủy Quân Lục Chiến tổn thất trung bình 150 người / ngày
Sau khi thị trấn Quảng Trị bị tái chiếm, các hoạt động quân sự của quân Giải Phóng đã giảm hẳn cho đến ngày 30 tháng 9 khi Nhảy Dù tấn công nhằm tái chiếm căn cứ Barbara và căn cứ Anne. Quân Giải Phóng đã kháng cự ác liệt, lúc này vào đầu tháng 10 nên các trận mưa đã làm ngăn chận các đợt không kích. Tuy nhiên, cuối cùng căn cứ FSB Barbara cũng được tái chiếm và lực lượng Nhảy Dù chuyển hướng sang tấn công căn cứ FSB Anne ở phía Bắc
Lúc này, sư đoàn 1 Bộ Binh vẫn đóng ở tỉnh Thừa Thiên. Ngoài việc phòng thủ Huế, sư đoàn còn có nhiệm vụ mở rộng các cuộc lùng sục ở phía Tây và Tây Nam. Trong tháng 6, các cuộc chạm súng không nhiều, chủ yếu tập trung ở khu vực các căn cứ FSB Birmingham, Bastogne và Checkmate và tỉnh lộ 547. Tuy nhiên, vào cuối tháng 6, tình hình quân sự đã ngày càng nghiêm trọng. Sang tháng 7, quân Giải phóng tấn công căn cứ FSB Checkmate và căn cứ đã nhiều lần đổi chủ qua lại. Cuối tháng 7, quân Giải Phóng chiếm được căn cứ Bastogne và sau nhiều tháng giao tranh, sư đoàn 1 bắt đầu có dấu hiệu xuống sức. Tướng Trưởng đã tăng cường cho sư đoàn 1 bằng trung đoàn 51. Vào tháng 8, sư đoàn 1 phản công và tái chiếm lại căn cứ FSB Bastogne và căn cứ Checkmate. Quân Giải Phóng bắt đầu mất dần thế thượng phong. Sư đoàn 1 Bộ Binh đẩy mạnh tấn công và ngày 19 tháng 9 đã tái chiếm lại căn cứ Veghel là căn cứ xa nhất về phía Tây. Lúc này sư đoàn 324 của Quân Giải Phóng bắt đầu né tránh các cuộc giao tranh và qua đến tháng 10, các cơn mưa nặng hạt bắt đầu cản trở các cuộc oanh kích và sư đoàn 1 Bộ Binh chuyển sang thế phòng ngự
Có thể nói, khi quân Đoàn I bắt đầu phản công vào cuối tháng 7, 3 tỉnh ở phía Nam đèo Hải Vân vẫn được phòng thủ kín kẽ dù thiếu lực lượng yểm trợ. Tuy nhiên, vẫn ghi nhận rằng khi các lực lượng VNCH bắt đầu di chuyển lên phía Bắc để yểm trợ khu vực Quảng Trị thì quân Giải Phóng cũng gia tăng các hoạt động ở khu vực thung lũng Quế Sơn tỉnh Quảng Nam nơi sư đoàn 2 Bộ Binh chịu trách nhiệm phòng thủ. Sân bay Đà Nẵng cũng bị nhiều đợt pháo kích, một số thị trấn ở xa cũng bị tấn công, … Tất cả nhằm lôi kéo và cầm chân các đơn vị VNCH không cho tăng viện cho mặt trận Quảng Trị
Trước áp lực của Việt Cộng, chuẩn tướng Trần Văn Nhật – tư lệnh sư đoàn 2 Bộ Binh đã cho tập trung phòng ngự ở tỉnh xa nhất ở phía Nam là Quảng Ngãi. Trong khi đó, sư đoàn 3 Bộ Binh được giao nhiệm vụ giải tỏa áp lực của sư đoàn 711 Quân Giải Phóng ở thung lũng Quế Sơn đồng thời tái chiếm thị trấn Tiên Phước tỉnh Quảng Tín. Nhiệm vụ được sư đoàn 3 thực hiện hoàn hảo đã đánh dấu sự trở lại của đơn vị này sau khi bị thiệt hại nặng nề ở Quảng Trị
Vào cuối tháng 10, tình hình chiến sự ở Quảng Trị trở nên tương đối yên ả. Dân chúng các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, … bắt đầu quay trở lại cuộc sống thường nhật. Cuộc đàm phán ngừng bắn đang diễn ra và tất cả đều hiểu rằng cái giá phải trả cho cuộc ngừng bắn là quá đắt và sẽ không có hòa bình nếu không có sự nỗ lực và hy sinh của các binh sĩ Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, sư đoàn 1 bộ binh, … và các đơn vị trên mặt trận Quảng Trị, Thừa Thiên, …
Vai trò của Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ
Trong suốt chiến dịch Nguyễn Huệ diễn ra ở vùng I Chiến Thuật, sự hỗ trợ của Không Quân và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã đạt gần như đến mức giới hạn tối đa trong mức khả năng của hai binh chủng này. Do đó, khi cuộc chiến diễn ra rộng khắp và với cường độ ngày càng tăng thì quân đội VNCH phải dựa vào hỏa lực của Hoa Kỳ. Sự hỗ trợ này là hết sức cần thiết và đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị Vùng I Chiến Thuật
Trước tháng 4 năm 1972, quy mô của các oanh kích của Không Quân Mỹ đều chỉ ở mức thấp, khoảng 10 phi vụ / 24h và đã được xem là một ngày bận rộn. Khi cuộc tấn công diễn ra, quy mô các phi vụ gia tăng mạnh mẽ và có ngày đạt đến 300 phi vụ. Mặc dù giai đoạn đầu, thời tiết xâu khiến nhiều phi vụ phải đình chỉ, tuy nhiên khi thời tiết tốt lên, các phi vụ ngày càng tăng đã làm chậm bước tiến công của quân Giải Phóng và cuối cùng đã chặn đứng đà tấn công. Máy bay B-52 cũng đã góp phần to lớn trong các trận đánh vừa qua với trung bình khoảng 30 phi vụ mỗi ngày. Các đợt oanh tạc bằng B-52 đã gây những tổn thất khủng khiếp cho quân Bắc Việt và những kho tàng của họ. Ngoài các phi đội chiến thuật, đội bay tác chiến số 11 – 11th Combat Aviation Group cũng đã hỗ trợ rất nhiều trong công tác hậu cần, di chuyển binh sĩ và đặc biệt là yểm trợ bằng máy bay gunship
Trong các ngày đầu của cuộc chiến, Không quân Mỹ gặp nhiều khó khăn không chỉ do thời tiết xấu mà còn vì tình trạng mất kỷ luật, tháo lui của các toán binh sĩ VNCH khiến không thể phân biệt giới tuyến rõ ràng và định vị được các vị trí quân bạn. Chỉ sau khi thời tiết tốt lên, tình trạng trật tự của quân đội VNCH rõ ràng, ranh giới và tuyến phòng thủ được thiết lập, khi đó không quân Mỹ đã có thể oanh kích chính xác vào vị trí tập trung quân, kho tàng, tuyến phòng thủ của quân Bắc Việt
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P1
Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P14
Xem tiếp : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P16