Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 – The fall of South Vietnam – P7

0 1,639

Trận đánh Phước Long – Battle of Phuoc Long báo hiệu sự việc Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng 4 năm 1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975, khi quân đội VNCH không còn quân trừ bị để tăng viện cho Phước Long, tướng Dư Quốc Đống – Tư Lệnh Quân Đoàn III đã xin từ chức

Một đơn vị quân Giải Phóng đã mở cuộc tấn công nhằm chiếm núi Bà Rá để chặn đường rút lui của quân VNCH. Vị trí ngọn núi này rất quan trọng vì nó án ngữ phía Nam và ngó xuống thị trấn Phước Long. Sau một ngày chiến đấu ác liệt, các đơn vị VNCH còn lại phải rút về trong khu trung tâm thị trấn Phước Long. Quân Giải Phóng tiến hành bao vây thị trấn và liên tục pháo kích vào bên trong

Suốt ngày hôm đó, không quân VNCH đã cho tiến hành hơn 100 phi xuất để yểm trợ lực lượng tại Phước Long. Các máy bay của Quân Đoàn 3 không đủ yểm trợ và phải dùng đến các máy bay mượn từ Quân Đoàn 2 và Quân Đoàn 4 . Vào lúc 6h ngày 1 tháng 1 năm 1975, quân Giải Phóng đã mở cuộc pháo kích dữ dội vào sân bay Biên Hòa nhằm cố gắng khống chế không cho máy bay cất cánh yểm trợ Phước Long. Kết quả của cuộc pháo kích khiến đường bay bị hỏng, một số căn nhà bị phá hủy, đến 13h, sân bay đã hoạt động trở lại bình thường

7h ngày 2 tháng 1, quân Giải Phóng với sự yểm trợ của xe tăng và tấn công thị trấn Phước Long từ hướng Nam . Cùng lúc đó, 1 đơn vị khác đã bao vây và tấn công núi Bà Rá, cuối cùng đã tràn ngập vị trí phòng thủ nơi đây. Sau khi chiếm ngọn núi này, Quân Giải Phóng đã cho đặt pháo 130mm và từ nơi điểm cao này, quân Giải Phóng bắn liên tục vào bên trong thị trấn. Kết quả là 8 khẩu 105mm và 4 khẩu 155mm lần lượt bị phá hủy vào ngày 3 tháng 1. Đường dây liên lạc liên tục bị cắt đứt. Quân Giải Phóng còn cho đặt các khẩu pháo cao xạ trên ngọn núi Bà Rá để khống chế đường bay ra vào của trực thăng quân đội Sài Gòn

Với sự yểm trợ của Không Quân VNCH, các đơn vị phòng thủ thị trấn Phước Long liên tiếp đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của quân Giải Phóng trong suốt ngày 2 và ngày 3 tháng 1 năm 1975. Đã có 15 chiếc xe tăng của Quân Giải Phóng bị phá hủy. Viên tỉnh trưởng Phước Long liên tục yêu cầu cho tải thương và tiếp tế vũ khí. Tuy nhiên, trạm truyền tin ở núi Bà Rá bị chiếm đóng nên các cuộc liên lạc liên tục bị mất tín hiệu

Trận Phước LongBattle of Phuoc Long được xem là sự báo hiệu Việt Nam Cộng Hòa sụp đổSài Gòn sụp đổThe fall of South Vietnam. Ngày 2 tháng 1 , tại Dinh Độc Lập đã diễn ra cuộc bàn bạc do tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tổ chức. Trong buổi họp có Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Phó Tổng Thống Trần Thiện Khiêm. Trợ Lý An Ninh tổng thống là Trung tướng Đặng Văn Quang. Tư lệnh Không Quân – Trung tướng Trần Văn Minh. Tư lệnh Quân Đoàn 3 – trung tướng Dư Quốc Đống. Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu – trung tướng Đồng Văn Khuyên, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu – Đại Tướng Cao Văn Viên. Nội dung cuộc họp là có nên tăng cường cho mặt trận Phướng Long và nếu có thì cần bao nhiêu binh sĩ và bao nhiêu đơn vị yểm trợ

Tiểu đoàn 1 TQLC Quái Điểu ở mặt trận Quảng Trị năm 1972 trước khi Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975- The fall of South Vietnam in April 1975 in Vietnam war
Tiểu đoàn 1 TQLC Quái Điểu ở mặt trận Quảng Trị năm 1972 trước khi Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975- The fall of South Vietnam in April 1975 in Vietnam war

Trong vai trò tư lệnh Quân Đoàn III, trung tướng Dư Quốc Đống nêu lên tình trạng hiện tại của Vùng III Chiến Thuật và tình hình ở Phước Long. Tướng Đống yêu cầu ít nhất 1 sư đoàn Bộ Binh hoặc sư đoàn Nhảy Dù. Kế hoạch của ông là cho không vận bằng trực thăng và đổ quân từ hướng Bắc kết hợp với sự yểm trợ của Không Quân Chiến Thuật. Khi biết không thể đáp ứng nhu cầu tăng viện, tướng Đống đã xin từ chức do không thể cứu vãn được tình hình ở Phước Long. Tổng thống Thiệu đã bác bỏ sự từ chức của ông. Kế hoạch của tướng Đống hoàn toàn khả thi nhưng không được đáp ứng do các nguyên nhân : 

Về quân tăng viện, Bộ Tổng Tham Mưu không còn đơn vị nào. Cả sư đoàn Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến đều đã được tăng viện cho Vùng I Chiến Thuật và tình hình ở đó không cho phép rút các đơn vị này đi. Tình hình Vùng II và Vùng IV chỉ cho phép rút 1 số đơn vị nếu tình hình chiến sự ở đây được yên tĩnh. Còn ở Quân Đoàn III, sư đoàn 18 và sư đoàn 25 đã bị trói chân nhằm ngăn chận sư đoàn 5 và sư đoàn 9 tiến đánh Sài Gòn từ hướng Tây Ninh.

Về không vận, toàn bộ các tuyến đường đến Phước Long đều đã bị cắt đứt. Toàn bộ chi viện và tiếp tế đầu phụ thuộc hoàn toàn vào đường không. Để tiến hành kế hoạch, cần huy động 2 phi đội trực thăng UH-1 và 1 phi đội trực thăng CH-47 để hỗ trợ cho lực lượng Không Quân của Quân Đoàn 3 và còn cần thêm các đơn vị không quân chiến thuật khác. Các phi đội trực thăng UH-1 có thể huy động tạm thời từ Quân Đoàn 2 và Quân Đoàn 4 nhưng phi đội CH-47 thì chẳng nơi đâu có sẵn. Phi đội CH-47 của Quân Đoàn 2 và Quân Đoàn 4 do mới thành lập nên có hiệu quả rất thấp . Mỗi phi đội chỉ có thể tiến hành 4-6 phi xuất / ngày và cũng chỉ đủ cho yêu cầu trong Quân Đoàn cơ hữu trong tình huống khẩn cấp. Thêm vào đó, các trực thăng UH-1 không thể bay một mạch từ Biên Hòa đến Phước Long mà cần có chổ tiếp tế nhiên liệu. Các trực thăng CH-47 cũng không đủ sức cẩu nổi khẩu pháo 155mm

Để tiếp tế, theo đánh giá, có thể tiến hành phương pháp thả dù, kế hoạch cần mỗi ngày từ 60-100 tấn đạn dược, lương thực, … các loại trong thời gian từ 7-10 ngày. Điều này cũng cần một khu vực thả dù rộng lớn và được giữ an toàn. Tuy nhiên, nếu việc tiếp tế vượt quá 10 ngày thì việc không vận phục vụ cho quân đoàn khác sẽ bị buộc phải hy sinh do không còn máy bay. Mức tiên liệu cũng cho biết mức tổn thất của máy bay sẽ rất cao do lưới phòng không của Bắc Việt ở Phước Long và nếu các tổn thất này xảy ra, sẽ làm suy yếu lực lượng không quân do lực lượng này đã suy yếu trầm trọng từ khi Mỹ cắt viện trợ và không còn phụ tùng thay thế

Thời gian : Lực lượng của VNCH không đủ sức giữ Phước Long trong thời gian dài trước sự tấn công của 2 sư đoàn Bắc Việt. Nếu quyết định tăng viện, cần thực hiện điều này thật nhanh trong 2-3 ngày trước khi thị trấn này sụp đổ. Nếu sử dụng sư đoàn Dù, cần tập hợp các đơn vị trực thuộc, chuẩn bị trang thiết bị hỗ trợ, hậu cần, phương án tác chiến, … điều này sẽ mất 5-7 ngày. Nếu sử dụng 1 sư đoàn bộ binh từ Quân Đoàn IV, cũng phải mất 3 ngày để chuẩn bị. Điều này đã diễn ra khi điều phái sư đoàn 21 bộ binh đến Chơn Thành năm 1972

Ảnh hưởng chiến lược : Phước Long kém quan trọng hơn Tây Ninh, Huế , Pleiku, … nếu so với mặt kinh tế, chính trị và yếu tố địa lý. Trong hoàn cảnh lực lượng bị suy giảm và trong bối cảnh có giữ cũng khó giữ thì sẽ tốt hơn nếu bố trí lực lược tăng viện này đến để tăng cường cho Huế hoặc Tây Ninh hơn là Phước Long

Cuối cùng việc tăng viện cho Phước Long phải dựa vào lực lượng có sẵn của Quân Đoàn III. Đơn vị được chọn là Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Đây là đơn vị đã tác chiến ở An Lộc trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 và có khả năng hoạt động trong rừng sâu hoặc các vùng nằm sâu trong lòng quân Giải Phóng. Nhiệm vụ của đơn vị này là hỗ trợ phòng thủ ở phía Nam của thị xã Phước Long, nơi dễ bị tấn công nhất và cố gắng tái chiếm núi Bà Rá

Xem từ đầu : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975Sài gòn sụp đổ ngày 30/4/1975The fall of South Vietnam April 30th 1975 – P1

Xem lại : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975  – The fall of South Vietnam April 30th 1975 – P6

Xem tiếp : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975The fall of South Vietnam April 30th 1975 – P8

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex