Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 trong chiến tranh Việt Nam – The fall of South Vietnam – P14

0 873

Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 trong chiến tranh Việt Nam – The fall of South Vietnam war- P14

Sau khi về tới Sài Gòn, tướng Viên đã cho gọi chuẩn tướng Trần Đình Thọ là trưởng Phòng 3 – Ban phụ trách Kế Hoạch Hành Quân . Tướng Viên đã mô tả kế hoạch triệt thoát khỏi Cao Nguyên cho tướng Thọ biết và yêu cầu tướng Thọ giám sát chặt chẽ diễn biến của cuộc triệt thoái và hỗ trợ tướng Phú khi có yêu cầu. Kế hoạch này là kế hoạch tối mật, chỉ 1 số ít người và lực lượng cơ hữu được biết. Bộ Tổng Tham Mưu cũng không đưa ra bất cứ mệnh lệnh nào điều động các đơn vị thuộc Quân Đoàn 2

Kế hoạch của tướng Phú

Cho đến lúc này, mọi nỗ lực của Quân Đoàn II nhằm đánh thông các tuyến đường huyết mạch đều không thành công. Từ Quy Nhơn, sư đoàn 22 bộ binh vẫn bế tắc không vượt qua được đoạn Bình Khê trên Quốc Lộ 19. Từ Pleiku, Liên Đoàn 25 Biệt Động Quân được sự yểm trợ của xe tăng M-48 tiến về phía Đông để giải toả đèo Mang Yang nhưng cũng bị chận đứng ở Lê Trung. Trên Quốc Lộ 14, một bộ phận của sư đoàn 23 tiến về Ban Mê Thuột nhưng cũng bị chận đứng . Sư đoàn 6 Không Quân ở Pleiku do thiếu phương tiện cũng chỉ có khả năng không vận rất hạn chế. Sư đoàn này mất đến trọn 3 ngày từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 3 để không vận trung đoàn 45 và 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 44 đến Phước An . Bộ Tổng Tham Mưu đã phải điều thêm 1 phi đội UH-1 và 4 trực thăng CH-47 từ Quân Đoàn IV lên chi viện cho Quân Đoàn II. Cho đến lúc này, chỉ còn duy nhất tuyến đường 7B của tướng Phú đưa ra là còn có khả năng di tản. Tướng Phú không còn lựa chọn nào khác

Lúc này, ở khu vực Pleiku – Kontum, chỉ còn 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 44, 5 Liên Đoàn Biệt Động Quân bao gồm : 7, 21, 22, 24, 25 ; chi đoàn 21 Thiết Giáp, 2 tiểu đoàn pháo 155mm và 1 tiểu đoàn pháo 175mm và các đơn vị Địa Phương Quân. Ngoài ra còn có Liên Đoàn Công Binh Chiến Đấu số 20, Liên Đoàn Hỗ Trợ số 231 . Đạn dược cả lục quân và không quân chỉ còn khoảng 20.000 tấn, xăng dầu chỉ còn đủ dùng khoảng 45 ngày. Nhiệm vụ của tướng Phú là di chuyển lực lượng này về Nha Trang để từ đó phản công tái chiếm Ban Mê Thuột

Yếu tố quan trọng nhất trong kế hoạch triệt thoái của tướng Phú đó là sự bất ngờ. Ngay sau khi  rời cuộc họp với tổng thống Thiệu ở Cam Ranh, ngay trong ngày hôm đó, tướng Phú đã triệu tập Ban Tham Mưu của ông bao gồm chuẩn tướng Phạm Duy Tất, chuẩn tưởng Trần Văn Cẩm – Phó Tư Lệnh Quân Đoàn II phụ trách Hành Quân, chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang – tư lệnh sư đoàn 6 Không Quân. Tướng Phú đã mô tả vắn tắt kế hoạch và theo đó, bộ tư lệnh tiền phương của Quân Đoàn II cùng với chuẩn tướng Lê Trung Tường – tư lệnh sư đoàn 23 sẽ được không vận đến Nha Trang . Tướng Tường cùng sư đoàn 23 sẽ có nhiệm vụ ngăn chận quân Bắc Việt trên quốc Lộ 21 ở Khánh Dương và chịu trách nhiệm tái chiếm Ban Mê Thuột. Vào lúc này, trung đoàn 53 của sư đoàn 23 vẫn đang giao chiến ác liệt với quân Bắc Việt ở phi trường Phụng Dực, trung đoàn 45 và 1 phần trung đoàn 44 đang ở Phước An, Liên Đoàn 23 Biệt Động Quân ở Buôn Hồ, trung đoàn 44 của sư đoàn 22 bộ binh đang đóng ở Khánh Dương

Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất được giao nhiệm vụ phụ trách chỉ huy toàn bộ lực lượng trong kế hoạch triệt thoái các lực lượng ở khu vực Pleiku – Kontum về Tuy Hoà, đại tá Lê Khắc Lý chịu trách nhiệm vận tải, hậu cần. Tướng Cẩm sẽ đảm nhiệm vai trò giám sát toàn bộ quá trình 

Đi đầu sẽ là lực lượng thuộc Liên Đoàn Công Binh số 20 với nhiệm vụ sửa chữa đường và các cây cầu trên tuyến đường 7B. Các đội thiết giáp sẽ đi kèm các đoàn vận tải để yểm trợ, Dọc tuyến đường sẽ có các toán lính thuộc Địa Phương Quân để bảo vệ. Đi cuối sẽ là 2 Liên Đoàn Biệt Động Quân và lực lượng thiết giáp với nhiệm vụ ngăn chận quân Bắc Việt truy kích 

Cuộc triệt thoái sẽ tái bố trí hàng nghìn binh sĩ, hàng trăm xe cộ, thiết bị quân sự, … Kế hoạch dự trù sẽ bắt đầu vào ngày 16 tháng 3 và dự kiến sẽ kéo dài trong 4 ngày . Mỗi ngày dự kiến sẽ di tản khoản 200-250 xe các loại ra khỏi Pleiku. Kế hoạch được vạch ra như sau :

-Ngày 16/3 : các đơn vị đạn dược, xăng dầu, … và 1 số đơn vị pháo sẽ được di tản đầu tiên, dự trù sẽ có 200 xe tải các loại được di tản. Tất cả được 1 số đơn vị thiết giáp yểm trợ

-Ngày 17/3 : Các đơn vị pháo còn lại, công binh, quân y sẽ được di tản, dự trù có khoảng 250 xe tải. Tất cả được 1 số đơn vị thiết giáp yểm trợ

-Ngày 18/3 : Bộ tổng hành dinh, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đoàn 2, các đơn vị quân cảnh, một phần của Bộ Tư Lệnh sư đoàn 23 và khoảng 200 binh sĩ của trung đoàn 44 của sư đoàn 23. Tất cả được 1 số đơn vị thiết giáp yểm trợ

-Ngày 19/3 : các đơn vị Biệt Động Quân lãnh nhiệm vụ chặn hậu cùng phần còn lại của đơn vị thiết giáp

Ngày 15/3, kế hoạch được thực hiện rất vội vã, bộ tự lệnh quân đoàn II với 1 số bộ phận đã bay đến Nha Trang . Phó Tư Lệnh là tướng Cẩm đã đến Tuy Hòa để tổ chức lực lượng tiếp ứng đoàn triệt thoái . Cũng trong ngày 15, một số đơn vị đã bắt đầu di chyển khỏi Ban Mê Thuột

Do kế hoạch di tản được giữ bí mật nên các chính quyền dân sự ở Pleiku, Kontum, … đều không được thông báo . Ngày 17/3 tức ngày thứ 2 của cuộc di tản, lệnh được đưa xuống 3 Liên Đoàn Biệt Động Quân để rút từ Kontum về Pleiku. Chỉ đến khi đó, tỉnh trưởng Kontum là đại tá Phan Đình Hưng mới biết rằng quân đội đang rút khỏi Kontum, ông đã vội vã chạy theo bị chết trong cuộc phục kích giữa đoạn đường Kontum – Pleiku 

Các Chuyến Bay

Ngày 16/3, các nhóm đầu tiên của cuộc triệt thoái bắt đầu di chuyển khỏi Pleiku . Tuy nhiên, ngay sau khí nhóm xe cuối cùng rời đi, tin triệt thoái bắt đầu lan truyền khắp thị trấn . Dân chúng khắp nơi nháo nhào đổ xô đi theo đoàn xe. Những người dân chạy theo bằng mọi phương tiện họ có được. Nhiều người chạy bộ theo, họ mang theo bất kể đồ đạc gì có thể mang đi được. Trên đường đi, lại thêm rất nhiều người dân từ Kontum biết tin chạy về và hòa theo dòng di tản

Ngày 16 và ngày 17 trôi qua mà không có sự cố nghiêm trọng nào xảy ra . Cuối ngày 18, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đến được thị trấn Hậu Bổn thuộc tỉnh Phú Bổn. Tại nơi này thì cuộc triệt thoái bị đứng lại do lực lượng công binh chưa làm xong cầu phao bắt qua sông Ea Pa hay còn gọi là sông Ba /sông Krong Pa . Suốt đêm đó, các nhóm quân Bắc Việt bắt đầu tổ chức các cuộc tấn công kết hợp các đợt pháo kích vào đoàn người di tản. Sân bay Hậu Bổn cách vị trí Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II bị tràn ngập. Trận đánh kéo dài suốt đêm và qua đến ngày hôm sau . Lúc này, các binh sĩ VNCH cùng dân chúng bị thương nằm rải rác dọc theo tuyến đường di tản. Các binh sĩ Địa Phương Quân và các binh sĩ gốc người Thượng bắt đầu tan rã tìm đường về nhà để kiếm người thân càng khiến tình hình càng thêm náo loạn

 

Tag :  Việt Nam Cộng Hòa sụp đổSài Gòn sụp đổThe fall of South Vietnam

Xem từ đầu : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975Sài gòn sụp đổ ngày 30/4/1975The fall of South Vietnam April 30th 1975 – P1

Xem lại : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975  – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P13

Xem tiếp : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P15

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex