Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ Henry Kissinger – tác giả Hiệp Định Paris 1973 trong chiến tranh Việt Nam qua đời ở tuổi 100

0 500

Ngoại trưởng kiêm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ Henry Kissinger – tác giả và là người tham gia ký kết Hiệp Định Paris 1973 trong chiến tranh Việt Nam vừa qua đời ở tuổi 100

Tiến sỹ Henrry Kissinger là một trong những ngoại trưởng nổi bật nhất trong lịch sử nước Mỹ, từng phục dưới hai chính quyền Richard M. Nixon và Gerald Ford, và cũng từng là Cố vấn an ninh quốc gia. Ông là người có ảnh hưởng trên chính trường Mỹ và định hình chính sách ngoại giao của Mỹ trong nhiều thập kỷ, kể cả từ sau khi ông rời chức vụ.

Cố vấn an ninh Henrry Kissinger qua đời tại nhà riêng ở bang Connecticut hôm 29/11 khi tròn 100 tuổi, Kissinger Associates, công ty tư vấn do ông sáng lập, loan báo nhưng không cho biết nguyên nhân.

Một trong những di sản đáng nhớ nhất của Henrry Kissinger là Hiệp định Paris được ông ký kết với ông Lê Đức Thọ, cố vấn đặc biệt của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, hồi đầu năm 1973, để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Nhờ Hiệp định này mà ông cùng ông Thọ đã được trao giải Nobel Hòa bình nhưng ông Thọ không nhận.

Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, theo đó Mỹ rút toàn bộ quân đội ra, và thôi can dự vào cuộc chiến, để lại quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chiến đấu với quân Bắc Việt đến ngày Sài Gòn sụp đổ vào 30/4/1975.

Ông cũng được ghi nhận vì đã đóng góp vào tiến trình ngoại giao bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc vào đầu những năm 1970, dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước và chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon tới Trung Quốc vào năm 1972. Nhiều chuyên gia lịch sử đã đánh giá rằng do đã thiết lập ngoại giao lại với Trung Quốc nên miền Nam Việt Nam không còn đóng vị trí tiền đồn trong vấn đề ngăn chận chủ nghĩa Cộng Sản tràn xuống vùng Đông Nam Á. Do đó, Mỹ càng thúc đẩy nhanh quá trình rút quân và chấm dứt cuộc chiến ở Việt Nam

Ngoại trưởng Henrry Kissinger cũng nổi tiếng là người chuyên “đi đêm” tức là tiến hành các cuộc đàm phán bí mật. Nhiều năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, các tài liệu được giải mật cho thấy từ tháng Tám 1969, Kissinger đã họp kín với phía Bắc Việt tại Paris mười hai lần . Vào tháng Bảy 1971, Kissinger đã bí mật đi Bắc Kinh nhiều lần, dàn xếp mọi chuyện, dẫn đến chuyến viếng thăm của Nixon sang Trung Quốc.

Theo các cựu binh VNCH, họ hoàn toàn không có thiện cảm với cố vấn an ninh Henrry Kissinger nếu không nói là căm ghét ông ta vì Kissinger là một trong những người thúc ép miền Nam Việt Nam ký Hiệp Định Paris và ‘có trách nhiệm rất lớn trong việc để miền Nam sụp đổ’ vì Hiệp định Paris được ký kết xong thì hai năm sau miền Bắc đã giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 30/4

Có nhiều tranh cãi về vai trò lịch sử của Tiến sĩ Henrry Kissigner trong chiến tranh Việt Nam. Nhiều người ủng hộ Việt Nam Cộng Hoà quy lỗi cho Kissinger là đã tiếp tay với Bắc Việt để thôn tính miền Nam đưa tới sự cáo chung của chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Tiến sĩ Larry Berman – tác giả của các quyển sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam như “No Peace, No Honor” – “Không Hòa bình, Chẳng Danh dự” ,”Planing A Tragedy” – “hoạch định một bi kịch” , “The Perfect Spy – Phạm Xuân Ẩn” – “Phạm Xuân Ẩn – Điệp Viên Hoàn Hảo”, …  nhận xét :

“Ông Kissinger đã không chấm dứt chiến tranh Việt Nam, điều mà ông ta làm là ‘chấm dứt sự can dự của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam’.

“Đây có thể là một trong những vai trò gây nhiều tranh cãi nhất. Tôi nghĩ các tài liệu lịch sử đã chứng minh việc này. Đó là cá nhân ông Kissinger phải chịu trách nhiệm đã đánh lạc hướng miền Nam Việt Nam rồi nuốt lời hứa với Tổng thống Thiệu, ông ấy quan tâm hơn tới việc thương thuyết với Lê Đức Thọ của miền Bắc hơn là ông Thiệu, và giải pháp mà ông ta thương lượng bí mật với miền Bắc mà không hề tham khảo ý kiến của đồng minh Việt Nam, về cơ bản, là một ‘hiệp định tự sát’ đối với quốc gia trước đây được gọi là Nam Việt Nam.”

Tổng thống Thiệu đã vô cùng giận dữ khi rốt cuộc phát hiện ra những nhượng bộ hết sức vô lý của cố vấn an ninh Henrry Kissinger, kể cả rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam trong khi chấp nhận cho Hà nội duy trì các lực lượng của họ ở miền Nam. Và sau khi sự đã rồi, Kissinger tìm đủ mọi cách để tăng sức ép buộc Tổng thống Thiệu ký hiệp định để giữ những cam kết đã hứa với Lê Đức Thọ.

Giáo sư Larry Berman kết luận :

“Người miền Nam hoàn toàn có lý do để ‘cảm thấy cay đắng về sự dối trá của Tiến sĩ Henry Kissinger’ trong các cuộc thương thuyết với Hà nội”

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex