Trận Tết Mậu Thân trong Chiến Tranh Việt Nam – General Offensive – Battle of Tet 1968 in Vietnam war – P2
Trận Tết Mậu Thân hay còn gọi Cuộc Tổng Tấn Công và Nổi Dậy năm 1968 trong Chiến Tranh Việt Nam – General Offensive – Battle of Tet 1968 in Vietnam war
Tháng 9 năm 1966, quân đội Mỹ mở chiến dịch Attleboro – operation Attleboro với mục đích là lùng sục quân Giải Phóng ở phía Tây đồn điền Michelin cũng như các khu vực chung quanh thuộc Chiến Khu C – War Zone C thuộc phía Tây Bắc tỉnh Tây Ninh và kéo dài lên khu vực biên giới Campuchia. Chiến dịch này kéo dài đến tháng 11 và được xem là thử nghiệm tính hiệu quả của chương trình Tìm và Diệt . Lúc bắt đầu, chiến dịch này chỉ huy động lữ đoàn 196 Mỹ , tuy nhiên khi chiến dịch được tiến hành, quân đội Mỹ đã huy động thêm 1 số đơn vị thuộc sư đoàn 25 Tia Chớp Nhiệt Đới, lữ đoàn Dù 173, 1 số đơn vị thuộc sư đoàn 4 bộ binh và trung đoàn Thiết Giáp số 11. Các thành công đạt được cho thấy chiến dịch Tìm và Diệt sẽ đạt hiệu quả ở chiến trường miền Nam Việt Nam nếu huy động các đơn vị với quy mô liên sư đoàn
Sau chiến dịch Attleboro, vào tháng 1 năm 1967, quân đội Mỹ đã mở chiến dịch Cedar Falls – operation Cedar Falls kéo dài 18 ngày. Mục tiêu là diệt bộ tư lệnh Quân Khu 4 của quân Giải Phóng đang đóng ở khu vực Tam Giác Sắt Củ Chi – Iron Triangle nằm trải dài ở khu vực giáp 3 tỉnh Bình Dương – Tây Ninh và Bình Long
Chiến dịch Cedar Falls là chiến dịch đầu tiên với quy mô Quân Đoàn của quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam và là chiến dịch lớn đầu tiên phối hợp giữa quân Mỹ và quân đội VNCH . Quân đội VNCH tham gia với các lực lượng thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, trung đoàn 7 và trung đoàn 8 thuộc sư đoàn 5 bộ binh và 1 tiểu đoàn Biệt Động Quân. Chiến dịch phối hợp đã thành công tốt đẹp khi tiêu diệt 720 quân Giải Phóng, bắt giữ 217 tù binh, chiêu hàng 666 quân đào ngũ Giải Phóng , thu giữ 3700 tấn gạo, 23 vũ khí cộng đồng và 555 vũ khí cá nhân, phá hủy 509 công trình như lán, trại du kích, 424 công trình ngầm và 334 ghe xuồng
Trong suốt chiến dịch Cedar Falls, máy ủi cỡ lớn Rome được sử dụng đã san bằng nhiều công trình lán, trại, … mở rộng đường, xới tung nhiều công trình ngầm,… khiến cả khu vực rộng lớn đều trở nên trống trải và dễ quan sát từ trên máy bay trinh sát
Dù bị tàn phá nặng nề, hoạt động của quân Giải Phóng lại được ghi nhận chỉ 2 ngày sau khi quân đội rút đi. Điều này chỉ ra rằng các chiến dịch trong giai đoạn ngắn sẽ không đạt hiệu quả cao và đủ làm quân Giải Phóng hoàn toàn mất sức chiến đấu. Việc này đòi hỏi kế hoạch dài ngày và quân đội cần đóng lại ở khu vực đó trong một thời gian lâu hơn
Ngay sau chiến dịch Cedar Falls, quân Mỹ ngay lập tức mở chiến dịch Junction City – operation Junction City với quy mô hoạt động lớn hơn, huy động nhiều quân hơn và kéo dài trong 3 tháng với mục tiêu chính là chiến khu C – War Zone C. Chiến Khu C là nơi đặt bộ chỉ huy tối cao của quân Giải Phóng miền Nam hay còn gọi là Trung Ương Cục Miền Nam – Central Office for South Vietnam (COSVN) vốn là bộ chỉ huy miền Nam của Hà Nội . Chiến khu C là khu vực trải dài khoảng 400km2 và tiếp giáp biên giới Campuchia. Khu vực này là khu rừng rậm và được xem là nơi bất khả xâm phạm của quân Giải Phóng, đây cũng là nơi dưỡng quân, huấn luyện, tái bổ sung, … cho quân Giải Phóng của cả khu vực miền Nam
Chiến dịch Junction City bắt đầu ngày 22 tháng 2 năm 1967 huy động 22 tiểu đoàn quân Mỹ và 14 tiểu đoàn pháo binh. Quân đội VNCH tham dự với 4 tiểu đoàn bộ binh. Chiến dịch đạt được kết quả lớn là đã đánh thiệt hại nặng sư đoàn 9 Giải Phóng – Công Trường 9 với 2.728 quân Giải Phóng thiệt mạng, 34 bị bắt và 139 đào ngũ, hơn 5000 công trình nổi và ngầm của quân Giải Phóng bị phá hủy
Tuy nhiên, mục tiêu chính là Trung Ương Cục Miền Nam đã không bị tiêu diệt. Như những lần trước, họ đã thoát sang bên kia biên giới Campuchia và đóng quân ở lại đó và quay trở lại khu vực chiến khu C sau khi quân Mỹ rút đi
Về phía chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, áp lực của quân Giải Phóng đã được giảm bớt, các bất ổn về chính trị đã dần được giải quyết, bộ máy chính quyền trung ương được củng cố . Tháng 9 năm 1966, bộ máy chính quyền được thành lập thông qua cuộc bầu cử tự do . Nền Đệ Nhị Cộng Hòa được thành lập vào ngày 1 tháng 11 năm 1967 tức tròn 4 năm sau ngày của nền Đệ Nhất Cộng Hòa
Từ năm 1967, phía Mỹ và quân đội VNCH đạt thỏa thuận chung rằng phía Mỹ đã nhiệm nhiệm vụ phòng thủ khu phi quân sự DMZ và dọc biên giới, ngăn chận sự thâm nhập của Bắc Việt, tiến hành các chiến dịch Tìm và Diệt và tấn công các căn cứ hậu cứ của Quân Giải Phóng. Còn phía VNCH sẽ đảm nhiệm chức năng bình định các khu vực và đặc biệt là các khu vực đông dân
Cả phía Mỹ và VNCH đều đề cao nhiệm vụ đánh phá cơ sở hạ tầng của Quân Giải Phóng – Viet Cong Infrastructure (VCI) của quân Giải Phóng . Theo học thuyết về chiến tranh Du Kích – Nổi Dậy của quân Giải Phóng, cơ sở hạ tầng luôn đóng vai trò thiết yếu vì họ phải dựa vào đây để có nguồn lực về nhân lực, tài chính, tiếp tế, .. … phục vụ cho cuộc chiến du kích
Xem lại từ đầu : Tết Mậu Thân 1968 – Trận Tết Mậu Thân 1968 – Battle of Tet 1968 – General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968 – P1
Xem lại : Tết Mậu Thân 1968 – Trận Tết Mậu Thân 1968 – Battle of Tet 1968 – General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968 – P1
Xem tiếp : Tết Mậu Thân 1968 – Trận Tết Mậu Thân 1968 – Battle of Tet 1968 – General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968 – P1
Tag : Tết Mậu Thân 1968 – Trận Tết Mậu Thân 1968 – Battle of Tet 1968 – General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.