Sài Gòn sụp đổ những ngày tháng 4 năm 1975 – The Fall of Saigon
Trước ngày Sài Gòn sụp đổ – The Fall of Saigon, những ý tưởng nhằm cứu vãn chính quyền miền Nam của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhanh chóng chuyển từ thực tế sang hão huyền khi những quyết định của Thiệu ngày càng sai lầm và người Mỹ càng quyết tâm trong việc dứt bỏ miền Nam Việt Nam
Các quyết định của Thiệu xuất phát từ những báo cáo mơ hồ từ các nơi gửi về trong khi những quyết định của Đại Sứ Graham Martin thì từ những tin tức do CIA dưới sự tổng hợp của Thomas Polgar – giám đốc trung tâm nghiên cứu tình báo trung ương CSI – Center for the Study of Intelligence – cung cấp mang sự thực tế sát với chiến trường hơn
Tháng 1 năm 1975, sau khi quân Bắc Việt chiếm được Phước Long mà không gặp nhiều khó khăn, ngày 12 tháng 3, họ tiếp tục chiếm được Buôn Ma Thuột. Ngày 13 tháng 3, sư đoàn nhảy dù của Thiệu đã đẩy lùi 1 đợt tấn công của quân Bắc Việt gần khu Phi Quân Sự – DMZ nhưng sau đó, Thiệu đã rút sư đoàn Dù về Sài Gòn với ý định bỏ hẳn Vùng 1 và Vùng 2 để tập trung phòng thủ Vùng 3 và Vùng 4 khu vực sông Mê Kông. Thiệu còn tiết lộ với các cộng sự về việc thành lập chính phủ liên hiệp với quân Giải Phóng. Chính quyền Thiệu được hình thành từ cuộc đảo chính do đó Thiệu cũng lo sợ các tướng khác sẽ lật đổ ông
Frank Snepp – Trưởng bộ phận phân tích chiến lược của CIA cho biết :
“Sau khi mất Phước Long, Thiệu biết rằng người Mỹ sẽ không cứu ông ta. Thiệu muốn tiến hành củng cố lại tình thế nhưng đã quá muộn. Ngày 14 tháng 3, ông soạn thảo chiến lược mang tên Đầu Nhỏ Đít To nhằm rút quân từ các vùng phía Bắc về để tập trung phòng thủ ở phía Nam và cũng nhằm bảo vệ chính quyền Thiệu”
Khi đến vịnh Cam Ranh, Thiệu đã ra lệnh rút sư đoàn Dù đi nhưng chiến lược của Thiệu cũng không rõ ràng. Snepp nói :
“Thiệu không nói rõ kế hoạch cho các chỉ huy khác biết. Do đó khi quân Giải Phóng chuyển quân khỏi vùng Cao Nguyên và tấn công Vùng 1 Chiến Thuật, tình hình quân sự ở miền Nam Việt Nam đã trở nên hỗn loạn và đây cũng là 1 trong những nguyên nhân chính khiến miền Nam sụp đổ. Chúng ta đã không biết Thiệu lập kế hoạch gì do ông ta đã cố ý lừa dối chúng ta”
Khi quân Bắc Việt chuyển quân tấn công Vùng 1 và cắt đứt đường tiếp viện và rút lui của quân Việt Nam Cộng Hòa, họ đã tạo sự hỗn loạn thật sự. Đó quả thực là chiến lược sáng suốt do họ có chỉ huy giỏi và lực lượng tình báo tuyệt vời đã nắm khá rõ các ý định của chính quyền miền Nam
Đầu tháng 4, trước viễn cảnh Sài Gòn sụp đổ – fall of Saigon, tổng thống Gerald Ford đã cử tướng Fred Weyand – Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Mỹ và cũng từng nắm giữ chức Chỉ Huy Trưởng các lực lượng Mỹ ở Việt Nam – MACV đến Sài Gòn để đánh giá tình hình. Trước đó, tướng Weyan cùng đại sứ Martin đã nhiều lần vận động Thượng Viện để tăng sự giúp đỡ cho miền Nam Việt Nam. Tướng Weyand tin rằng do sự cắt giảm viện trợ khiến quân đội VNCH suy yếu và nếu được tái viện trợ và có được khoảng 6 tuần cầm cự, mùa mưa sẽ đến và những cơn mưa sẽ ngăn cản sự tăng viện của miền Bắc vào miền Nam và miền Nam sẽ tồn tại
Tuy nhiên, đại tá William LeGro – Chỉ Huy Trưởng lực lượng tình báo quân đội lại không lạc quan như thế. Ông nói với tướng Weyand : “‘Tất cả đã quá muộn. Miền Nam sẽ sụp đổ trong 90 ngày và giải pháp chiến lược duy nhất để cứu miền Nam là sự can thiệp ồ ạt bằng máy bay B-52”
Giám đốc CIA – William Colby đã báo tình hình cho nhóm cố vấn tổng thống Gerald Ford vào ngày 2 tháng 4 rằng :
“Cán cân quân sự đã chuyển dịch hẳn sang quân Bắc Việt”. Colby cho biết Cam Ranh – thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa, nằm cách Sài Gòn 450km đã bị quân đội Sài Gòn bỏ trống mặc dù chưa bị quân Bắc Việt tấn công. George Jacobson là trợ lý của đại sứ Martin sau khi biết quân đội Sài Gòn rút khỏi Cam Ranh đã lập tức báo động cho nhóm cố vấn Mỹ đang ở Cam Ranh : “Rút khỏi đó lập tức”. Việc các cố vấn Mỹ rút khỏi Cam Ranh đã gây sự hỗn loạn cho dân chúng ở đây và thực tế là đến ngày 5 tháng 4, chỉ có vài đơn vị nhỏ quân Bắc Việt tiến vào Cam Ranh
Thomas Polgar – chỉ huy lực lượng CIA ở Sài Gòn tin rằng quân Bắc Việt sẽ chiếm Sài Gòn mặc dù họ thích 1 chính phủ liên hiệp và phía miền Nam sẽ cho 1 người trung lập như tướng Dương Văn Minh nắm quyền. Tướng Minh có em trai là Dương Minh Nhật cũng là thiếu tướng của quân Bắc Việt và thực tế là ngày 31 tháng 3, đài Radio của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời miền Nam tuyên bố sẽ xem xét việc đàm phán với chính phủ miền Nam chỉ sau khi Thiệu từ bỏ quyền lực. Polgar tin rằng miền Bắc sẽ xem xét việc lập chính phủ liên hệ như là giải pháp tạm thời vì họ không đủ nhân lực và sức mạnh để có thể cai quản miền Nam trong vòng 2 tháng trước khi mùa mưa đến
Ngày 2 tháng 4, Hội Đồng Quốc Gia miền Nam Việt Nam tố cáo Thiệu về tội lạm quyền và tham nhũng đồng thời kêu gọi thành lập chính quyền Đoàn Kết Dân Tộc. Cũng trong ngày hôm đó, Polgar đã báo về Washington về việc miền Nam sẽ sụp đổ trong vài tháng tới nếu Thiệu còn tại vị. Đại sứ quán Pháp cũng bắt đầu xúc tiến nhằm đưa Minh lên nắm quyền thay Thiệu. Ngày 4 tháng 4, cha sứ thừa quyền Vatican ở Sài Gòn là Nguyễn Văn Bình yêu cầu Thiệu từ chức. Ngay sau đó, Nguyễn Cao Kỳ cũng bí mật tổ chức cuộc đảo chánh
Snepp nói :
“Kỳ có vẽ hơi quá cường điệu nhưng ông ta nói rằng sẽ giết Thiệu và nắm chính quyền. Hành động của ông ta cần xem xét nghiêm túc trong tình hình Sài Gòn đang ngày càng tồi tệ”
Trước ngày Sài Gòn sụp đổ , ngày 3 tháng 4, đại sứ Martin và tướng Weyand gặp Thiệu ở Sài Gòn. Thiệu đang trong tình thế đầy khó khăn đã yêu cầu Mỹ tăng viện trợ quân sự và hỗ trợ các cuộc ném bom từ máy bay B-52. Weyand đã từ chối sử dụng B-52 nhưng hứa rằng sẽ các chuyến bay tiếp viện súng và đạn dược sẽ đến Sài Gòn mỗi ngày. Weyand cũng đề nghị lập tuyến phòng thủ Phan Rang cách Sài Gòn 370km về hướng Đông Bắc và tuyến phòng thủ thứ 2 dọc theo quốc lộ 4 ở hướng biên giới Campuchia. Sau cuộc họp, đại sứ Martin thông báo cho giới báo chí rằng Sài Gòn không gặp nguy hiểm
Xem tiếp : Sài Gòn sụp đổ những ngày tháng 4 năm 1975 – The Fall of Saigon – P2