Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P10
Phần 11 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung
Củ cà rốt và cái gậy
Một chiếc máy bay hao hao giống loại Jetstar của Lockheed cất cánh từ phi trường Rhein-Main gần Frankfurt bên Đức. Chỉ vài phút sau, nó đã biến mất. Trên thật cao, anh phi công hướng về phía sông Seine, với tốc độ tối đa. Chẳng mấy lúc đã thấy Paris nằm ngay dưới. Máy bay giảm cao độ, đáp xuống Villacoublay, một phi trường nằm thoai thoải khoảng chín dậm phía Tây- Nam. Hạ cánh rồi, phi công không lái thẳng vào ga, lại từ từ tiến về một địa điểm thật xa, ở mãi góc phi tr ường. Tới chỗ đậu, một chiếc Citroen DS-21 màu đen áp vào, vội bốc khách, rồi phóng đi thật nhanh. Trên đường, máy phát sóng từ trong xe gửi mật mã cho ‘’Quarterback’’. Điệp viên 007 đi công tác?
Không, Kissinger đi mật đàm. Tới nơ i, ông đã báo cáo thẳng về cho Tổng Thống Nixon, mật hiệu ‘’Người tiền vệ’’. Sáng sớm chủ nhật, lúc mọi người ở Thủ Đô Hoa Kỳ còn an giấc, Kissinger đã tới phi trường quân sự Andrews cách đó không xa. Ông bước nhanh lên một chiếc C-135 không mang số, không bảng hiệu, rồi ngả lưng nghỉ ngơi. Chỉ sáu giờ sau là đã tới Rhein-main rồi. Đây là một phi trường quân sự, được canh gác cẩn mật, cũng giống như Villacoublay. Chiếc Citroen ch ở ông về Choisy-le-Roi, một khu trung lưu ngoại thành Paris. Lần vào một biệt thự nhỏ màu trắng, kín cổng, cao tường, hoàn toàn yên lặng. Sau vài giờ, ông lại đi xe khác tới một biệt thự rộng lớn hơn. Đó là nhà của phái đoàn Bắc Việt, cùng khu Choisy-le-Roi.
Họp xong, Kissinger bay ngược lại theo đúng tuyến cũ. Và từ lúc ông rời Washington tới khi trở về, chỉ khoảng 27 giờ. Người tài xế thân tín chở ông thẳng tới văn phòng làm việc. Nhân viên Tòa Bạch Ốc hay Tòa Đại Sứ Mỹ ở Paris chẳng ai hay biết gì. [1]
Gần hai năm rưỡi sau, mọi người mới chưng hửng: Từ tháng Tám 1969, Kissinger đã họp kín với phía Bắc Việt tại Paris mười hai lần rồi! Lại một chuyện bất ngờ thứ hai về ngoại giao. Bất ngờ đầu tiên được tiết lộ (vào tháng Bảy 1971) là Kissinger đã bí mật đi Bắc Kinh nhiều lần, dàn xếp mọi chuyện, dẫn đến chuyến viếng thăm của Nixon sang Trung Quốc.
Chuy ến đi được ấn định vào ngày 21 tới 28, tháng Hai. Báo chí liền gọi Kissinger là James Bong, và ông rất thích. Để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm, ngày 25 tháng Giêng 1972, Tổng Thống Nixon đã lên truyền hình tiết lộ những cuộc họp của Kissinger ở Paris, và đồng thời đọc bài diễn văn quan trọng, công bố một giải pháp hòa bình toàn diện về Việt Nam. Trước hôm đó, Đại Sứ Bunker đã đến Dinh Độc Lập trao cho Tổng Thống Thiệu một bản sao bài diễn văn của Tổng Thống Nixon, yêu cầu ông tán thành và bình luận. Theo ông Hoàng Đức Nhã, Bí Thư Tổng Thống Thiệu, đây là lần đầu tiên phía Việt Nam Cộng Hòa được biết chi tiết những buổi họp kín giữa Kissinger với Bắc Việt, và biết được các kế hoạch của Nixon. [2]
Làm thế nào để tháo gỡ ?
Để giải quyết chiến tranh Việt Nam, Mỹ muốn áp dụng ‘’giải pháp song hành’’ (two track approach). Một mặt thì đàm phán với Bắc Việt về giải pháp quân s ự (chủ đề chính là rút quân), và mặt kia, để cho hai bên Sài Gòn và Hà Nội thương thuyết với nhau một giải pháp chính trị. Về đàm phán: Cứ cho Hòa Đàm Paris múa may bên ngoài, bên trong đã có Kissinger dàn xếp bí m ật. Đến khi nào có kết quả mới công bố. Như vậy, nó sẽ huy hoàng, rực rỡ biết bao.
Từ khi hay tin ông Nixon đi Bắc Kinh, ông Thiệu hết sức e ngại. Ông biết rằng Mỹ vào Miền Nam Việt Nam là để ‘’ngăn chặn làn sóng đó từ Trung Cộng lan tràn tới các nước khác’’. Đó là theo học thuyết ‘’Domino’’ từ thời Eisenhower: ‘’Nếu để Miền Nam sụp đổ thì những quốc gia khác tại Đ ông Nam Á cũng đổ theo như những con bài domino’’ [3]. Bây giờ Nixon sắp đi Bắc Kinh bắt tay với Mao Trạch Đông thì liệu Miền Nam có còn là ‘’tiền đồn của Thế giới Tự Do’’ nữ a không? Ông Thiệu thông báo sự lo ngại của Việt Nam Cộng Hòa cho phía Mỹ. Và Tổng Thống Nixon đã trấn an ngay.
White House
Ngày 31 tháng 12.1971
Thưa Tổng Thống,
Vào lúc tôi đang chuẩn bị cho chuyến đi Bắc Kinh để gặp và nói chuyện với lãnh đạo nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tôi muốn chia sẻ với Ngài những tư tướng của tôi về các cuộc đàm đạo tại đó.
Ngài có thể chắc chắn tuyệt đối rằng tôi sẽ không đi tới một thỏa thuận nào tại Bắc Kinh nếu nó phương hại tời các quốc gia khác, hoặc về những vấn đề có liên hệ tới các nước khác…
Ngài có thể tiếp tục tin cậy vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ trong những nỗ lực của Ngài hầu đem lạ hòa bình cho Việt Nam và xây dựng nền thịnh vượng mới cho nhân dân Việt Nam.
Trân trọng.
(ký) Richard Nixon
Để độc giả , đặc biệt là thế hệ trẻ biết xem trong văn bản gốc bằng tiếng Anh, Tổng Thống Hoa Kỳ đã viết như thế nào, tôi trích đăng nguyên văn một số phần đoạn quan trọng trong những thư chọn lọc sau dây (toàn bộ 35 văn bản được in trong Phụ Lục A).
Muốn cho cho chắc chắn hơn, ông Thiệu lại gửi ông Nixon một bức thư nữa bày tỏ thiện chí sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ để tìm giải pháp cho hòa bình, kể cả việc ông bằng lòng từ chức, nhưng kêu gọi Hoa Kỳ đừng nhượng bộ gì nữa (ở Bắc Kinh) về vấn đề ‘’rút quân’’.
The White House
Washington
December 31 1971
Dear Mr. Preddent
As I prepare for my forthcoming trip to Peking to meet and talk with the leaders of the Peoplele’s Republìc of China.
I would like to share with you some thoughts concerning the conversations I expect to have there.
…
You may be absolutely certain that I will make no agreements in Peking at the expense of other countries or on matters which concern other countries. You should also know that the treaty commitments which the United States has eestablished with other counries will noi be aaffected by my visit to Peking
…
Please accept my best wishes for the continued succeee of your economic and military programs as you embark on your second term in office. You can continue to rely on the assistance of the United States effort to bring peace to Vietnam and to build a new prosperity for the Vietnamese people
Sincerely,
Richard Nixon
Rút quân: Từ song phương đổi sang đơn phương.
Vấn đề rút quân song phương ra khỏi Miền Nam: Cả quân đội Hoa Kỳ lẫn Bắc Việt, là vấn đề quan trọng nhất đối với Việt Nam Cộng Hòa và là vấn đề chính yếu tại Hòa Đàm Paris, như đã được phân tích trong cuốn ‘’Hồ sơ mật Dinh Độc Lập’’ [4].
Sau đây là tóm tắt những bước chính của tiến trình thương thuyết về điểm này. [5]
Thời Tổng Thống Johnson, điều kiện rút quân mà Mỹ mang ra rất cứng rắn: Cả hai bên (Mỹ và Bắc Việt) đều rút; và quân đội Bắc Việt rút sáu tháng trước khi Hoa Kỳ bắt đầu rút.
Từ lập trường đó, khi Nixon mới lên Tổng Thống, Mỹ xuống thang chút đỉnh: Hai bên đều cùng rút đi một lúc, dành quyền tự quyết cho nhân dân Miền Nam. Sau cùng, khi mật đàm kết thúc:
- Quân đội Mỹ rút đi hết.
- Và rút đi trong vòng 60 ngày;
- Quân đội Bắc Việt tiếp tục ở lại Miền Nam.
Đó là kết quả mật đàm của Henry Kissinger trên ba năm trời với cái giá phải trả là thêm 15.000 mạng người Mỹ, 62 tỷ đô la, và hàng trăm ngàn mạng sống người Việt Nam, cùng với bao nhiêu tàn phá.
Hết Phần 10 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung
Xem thêm :
Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1
Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P9
Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P11