Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Không Quân trong trận Điện Biên Phủ và Khe Sanh – Air power in battle of Dien Bien Phu and Khe Sanh

0 505

Vai trò của Không Quân trong trận Điện Biên Phủ năm 1954 và trận Khe Sanh năm 1968 đã dẫn đến cục cục hoàn toàn khác nhau trong chiến tranh Việt Nam  – Air power in battle of Dien Bien Phu and Khe Sanh

Đây là tài liệu phân tích của thiếu tá Roger L. Purcell được dùng làm tài liệu tại trường Chỉ Huy Không Quân và Tham Mưu của quân đội Mỹ tại căn cứ không quân Maxwell AFB. Tài liệu này nhằm nghiên cứu Không Quân trong trận Điện Biên Phủ 1954Air Power in battle of Dien Bien Phu 1954Không Quân trong trận Khe Sanh 1968Air Power in battle of Khe Sanh 1968

Trong tài liệu này, tác giả sử dụng chữ Vietminh để chỉ lực lượng quân đội của tướng Giáp. Do để bám sát việc dịch tài liệu, người dịch vẫn sẽ dùng chữ Việt Minh . Mong đọc giả thông cảm

Chương I : GIỚI THIỆU

Đặc điểm chung của cả trận Điện Biên Phủ năm 1954 và trận Khe Sanh năm 1968 đều là trận đánh bao vây. Có nhiều trận bao vây kéo dài hơn 2 trận này rất nhiều . Đức giữ trận Stalingrad trong 76 ngày, người Anh giữ Tobruk trong 241 ngày. Trận bao vây dài nhất là trận Lorient ở Pháp khi quân Đức bị bao vây 270 ngày . Trong các trận đánh này, cả hai phía đều huy động lượng lớn binh sĩ và vũ khí để bao vây và để phòng thủ. Liên Xô đã huy động 1 triệu binh sĩ để bao vây 300.000 quân Đức ở trận Stalingrad. Trận đánh Điện Biên Phủ và trận Khe Sanh có thể xem chỉ là trận nhỏ khi quân Việt Minh với 50.000 quân đã bao vây 13.000 quân Pháp ở Điện Biên Phủ và 6.000 quân TQLC Mỹ đã phòng ngự Khe Sanh chống lại 30.000 quân Bắc Việt. Tuy nhiên, nếu chỉ so sánh bằng số lượng thì sẽ không thể phản ánh được tầm quân trọng của 2 trận đánh này trong lịch sử Việt Nam

Thất bại của Pháp tại trận Điện Biên Phủ – battle of Dien Bien Phu đã chấm dứt sự ảnh hưởng của Pháp ở khu vực này. Nếu quân Bắc Việt thành công ở trận Khe Sanh – battle of Khe Sanh, có thể tình thế cũng kết thúc đối với người Mỹ cũng tương tự như đối với Pháp. 

Mục đích của tài liệu này là phân tích 2 cuộc bao vây vì sao Pháp thất bại còn Mỹ lại thành công để có những biện pháp hữu hiệu cho các tình huống tương tự trong tương lai

Chương II :

Tướng Võ Nguyên Giáp

Tướng Giáp là chỉ huy của quân Việt Minh tại trận Điện Biên Phủ và cũng là chỉ huy của chiến thuật bao vây quân Mỹ tại trận Khe Sanh. Ông cũng là người trung thành đối với chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi bác Hồ tạo ra phong trào cách mạng thì tướng Giáp là người xây dựng lượng quân Giải Phóng với người bản xuất . Lực lượng này được xem là lực lượng quân đội mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á. Do ông là cha đẻ của lực lượng quân Giải Phóng thì khi nghiên cứu trận Điện Biên Phủ và trận Khe Sanh, nhất định phải hiểu rõ về tướng Giáp

Tướng Võ Nguyên Giáp sinh vào năm 1912 ở làng An Xá thuộc tỉnh Quảng Bình. Cha của ông là nhà nho đã từng theo phong trào chống thực dân Pháp và đã tuyền tư tưởng chống Pháp cho tướng Giáp. Tướng Giáp sau đó theo học tại Hà Nội và gia nhập Chủ Nghĩa Cộng Sản và là một trong những nhà tổ chức của phong trào Cộng Sản ở Việt Nam. Bác Hồ sau đó đã giao cho tướng Giáp nhiệm vụ tổ chức quân đội Việt Minh. Cách Mạng Tháng 8 năm 1945 là thành công đầu tiên của quân đội tướng Giáp và là cuộc thử nghiệm cho chiến thuật quân sự theo đường lối Mao Trạch Đông mà tướng Giáp đã học trong giai đoạn ở Trung Quốc . Tướng Giáp đã mô tả chiến thuật đó như sau :

“Cuộc chiến cơ động có đặc tính là tập trung lực lượng chính quy lớn với sự yểm trợ bởi lực lượng địa phương và dân quân cho một trận đánh cố định. Sau trận đánh phải lập tức phân tán lực lượng để tránh bị truy kích. Sự thắng lợi của trận đánh phải được đảm bảo chắc chắn trước khi trận đánh diễn ra. Để áp dụng tính chất cuộc chiến cơ động, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa người dân và quân đội. Người dân giúp quân đội bằng cách làm đường, sửa chữa đường xá, vận chuyển lương thực, vũ khí, .. Người dân cũng có thể giúp quân đội bằng các công tác tình báo, truyền tin, … tham gia các lực lượng dân quân được thành lập từ người dân để chiến đấu bên cạnh các lực lượng quân đội chính quy. Đó cũng chính là ‘chiến tranh nhân dân “

Chiến thuật này đã được áp dụng và là xương sống của chiến lược và chiến thuật trong Cách Mạng Tháng Tám và sau đó tiếp tục được áp dụng trong trận đánh Điện Biên Phủ và trận đánh Khe Sanh

Chương III

Tại sao lại là Điện Biên Phủ ?

Để hiểu rõ vì sao trận đánh Điện Biên Phủ diễn ra, ta cần nắm rõ tình hình vào thời điểm đó. Vào cuối năm 1949, cuộc chiến ở Việt Nam là cuộc chiến du kích, quân Việt Minh đóng rải rác trên 1.800km2 và hầu như không có lực lượng chính quy. Cũng vào cuối năm 1949, quân đội của Mao Trạch Đông đã bắt đầu tiếp tế lương thực, vũ khí và trang thiết bị quân sự cho Việt Minh. Nhờ có sự trợ giúp này, Bắc Việt đã thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam – Vietnam People’s Army (VPA) với chủ lực là 5 sư đoàn bộ binh. Các sư đoàn này chỉ được trang bị vũ khí nghèo nàn và huấn luyện kém

Quân Pháp lúc này tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng quanh Hà Nội. Quân của tướng Giáp lúc này khống kế toàn bộ phía Bắc Hà Nội ngoại trừ tuyến đường với các đồn bót của quân Pháp án ngữ biên giới Việt Trung kéo dài từ Lạng Sơn đến Cao Bắng. Tướng Giáp lần đầu tiên huy động lực lượng lớn để tấn công quân Pháp là trong chiến dịch biên giới năm 1950 hay còn gọi là chiến dịch Thu Đông 1950 để tấn công hệ thống đồn bót này. Thắng lợi của chiến dịch biên giới 1950 đã khích lệ tướng Giáp mở chiến dịch Trận Hưng Đạo tấn công về phía Hà Nội tháng 1 năm 1951 . Trong chiến dịch này, tướng Giáp đã thất bại trong trận Vĩnh Yên khi đối đầu tướng Jean de Lattre de Tassigny . Bốn tháng sau đó, tướng Giáp tiếp tục mở thêm 2 chiến dịch : chiến dịch Hoàng Hoa Thám (từ ngày 23 tháng 3 – 5 tháng 4) và chiến dịch Hà Nam Ninh hay còn gọi là chiến dịch Quang Trung (từ ngày 28 tháng 5 – ngày 5 tháng 6) và đều gặp thất bại trước hỏa lực của quân Pháp. Cả hai phía Pháp và Việt Minh đều rút tỉa nhiều kinh nghiệm từ các trận đánh này

Chiến thắng của Pháp đã dẫn đến hậu quả không hề tốt đẹp vì khiến các chỉ huy Pháp nghĩ rằng họ có thể đánh bại quân Việt Minh ở mọi nơi nhờ hỏa lực vượt trội và Pháp bắt đầu tư tưởng mới về cuộc chiến với phương thức tập trung quân để lôi kéo quân Việt Minh đến để tiêu diệt. Trái ngược lại, tướng Giáp đã rút ra nhiều kinh nghiệm, ông biết rằng quân đội của ông với trang bị nhẹ, huấn luyện kém không thể là đối thủ của hỏa lực Pháp và ông đã chuyển sang lối đánh du kích để tránh họa lực tập trung của quân đội Pháp. Tướng Giáp chỉ tập trung quân khi đảm bảo được rằng sẽ giành được chiến thắng

Kế hoạch của tướng Giáp khiến quân Pháp buộc phải phân tán lực lượng khiến quân đội Pháp vốn đã bị thiếu hụt quân số ở Đông Dương nay càng mỏng lực lượng hơn. Đặc biệt ở khu vực đồng bằng sông Hồng rất dễ bị quân Việt Minh tập trung quân số đông và áp đảo quân Pháp ở đây

Khi tướng Henri Navarre nắm quyền chỉ huy quân đội Pháp ở vùng Viễn Đông ngày 28 tháng 5 năm 1953, ông nhận thấy rằng tình hình ở đây là một sự bế tắc. Quân Pháp đối mặt với 125.000 quân Việt Minh được tổ chức thành 6 sư đoàn, 6 trung đoàn độc lập và nhiều tiểu đoàn. Quân Pháp lúc bấy giờ có 176.000 quân trong đó bao gồm 30.000 quân là người Việt đăng ký để chiến đấu chi Pháp. Ngoài ra, ông còn có 200.000 quân của quân đội Quốc Gia Việt Nam . Ông đã soạn thảo kế hoạch hành động gọi là kế hoạch Navarre – Navarre Plan với hy vọng sẽ đánh bại quân của tướng Giáp vào cuối năm 1955

Xem tiếp : Không Quân trong trận Điện Biên Phủ 1954Không Quân trong trận Khe Sanh 1968Air Power in battle of Dien Bien Phu 1954Air Power in battle of Khe Sanh 1968 – P2

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex