Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Máy bay Wild Weasel Chồn Hoang và tên lửa chống Radar AGM-45 Shrike Missile – P3

0 1,049

Để đối phó biệt đội máy bay Wild Weasel Chồn Hoang và tên lửa chống Radar AGM-45 Shrike Missile – Wild Weasels and anti radar AGM-45 Shrike Missile in Vietnam war, khi phát hiện máy bay bay thẳng về phía mình, các xạ thủ radar Bắc Việt sẽ tắt hệ thống radar đi.

Đối phó tên lửa SAM-2

Tên lửa SAM có tầm bắn 45km gần gấp đôi tên lửa Shrike là 25km nhưng trung tá Leo Thorsness và phi công phụ trách điện từ là đại úy Harold E. Johnson đã phát minh cách thức chống lại. 

“Chúng tôi cho máy bay leo lên độ cao 12.000m , nâng mũi máy bay lên 45 độ và bật động cơ gia tốc đốt trong, máy bay gần như chết máy, sau đó chúng tôi chúi xuống và phóng tên lửa. Chúng tôi có thể tấn công tên lửa SAM ở tầm 60km với lối tấn công này”

Vấn đề kế tiếp là xử lý khi tên lửa đã được phóng. Đạ tá Jack Broughton – phó chỉ huy phi đoàn Không Quân ở căn cứ Takhli cho biết :

“Tầng đẩy đầu tiên của tên lửa sẽ tạo đám bụi rất lớn. Nếu bạn phát hiện đám bụi này, chứng tỏ tên lửa đã được phóng lên và đang dò tìm mục tiêu. Sau khi tầng đẩy tên lửa vượt lên sẽ hết nhiên liệu , tách ra và rơi xuống. Lúc này tên lửa chỉ còn lực đẩy bên trong đầu đạn. Nếu bạn thấy tên lửa, thường thì bạn sẽ thoát. Tên lửa SAM chỉ có cánh lái nhỏ nên có độ linh hoạt rất kém. Bạn chỉ cần xử lý nó giống như một máy bay khác. Bạn chỉ cần chọn thời điểm thích hợp rồi ngoặt lái, tên lửa sẽ mất phương hướng, chết động cơ rồi xoay tròn  “

Một trong những lối bay nổi tiếng nhất của máy bay Wild Weasel có tên “Take it Down”. Đó là chúi máy bay xuống với tốc độ nhanh trong khi tên lửa đang được phóng lên . Tiếp theo đó lại đẩy máy bay lên cao rồi chuyển hướng máy bay. Đại úy Don Carson – một phi công Wild Weasel ở căn cứ Korat cho biết

“Khi bạn chúi xuống, bạn có thể làm mất dấu của radar đang bám theo bạn. Điều này sẽ khí tên lửa bắn hụt hoặc sẽ bay sợt qua bạn một cách vô hại. Nếu cách này không có tác dụng, ít nhất bạn cũng sẽ có thêm lợi thế về tốc độ và bạn có thể lặp lại cách này và tên lửa có thể sẽ bắn hụt bạn “

Thỉnh thoảng trận địa tên lửa được bố trí với 3 bệ phóng . Đây là chiến thuật chúng tôi gọi là Dr Pepper và chúng tôi sẽ né chúng theo hướng 10h, 2h và 4h

Máy bay Wild Weasel Chồn Hoang là máy bay đầu tiên trong nhóm tiến vào trận địa và là máy bay cuối cùng rút khỏi trận địa. Sự hiện diện của máy bay này khiến các xạ thủ tên lửa SAM thường tắt radar và giúp các máy bay ném bom rời khỏi trận địa an toàn

Cuối năm 1967, các máy bay F-105F được nâng cấp thành F-105G . Ngoài hệ thống điện tử được nâng cấp, máy bay F-105G cũng được trang bị các tên lửa AGM-78 Standard anti-radiation missile. Tên lửa này có tốc độ nhanh hơn tên lửa Shrike và đặc biệt có tầm bắn xa gấp 4 lần. Đến tháng 3 năm 1968, các tên lửa AGM-78 dần thay thế các tên lửa Shrike

Đối phó radar của tên lửa SAM-2

Các dàn tên lửa SAM thường được ngụy trang rất kỹ và rất khó phát hiện trừ phi lúc phóng tên lửa. Khi các máy bay Chồn Hoang Wild Weasel bị radar Fan Song bám bắt, các tai nghe của phi công sẽ phát tín hiệu báo động. Radar Fan Song mất 75 giây để bám bắt mục tiêu, xử lý mục tiêu trước khi phóng tên lửa. Điều này khiến các máy bay Wild Weasel đủ thời gian để định vị hướng của radar và phóng tên lửa bức xạ

Không quân Mỹ bắt đầu triển khai chương trình máy bay Chồn Hoang Wild Weasel từ tháng 10 năm 1965 và tháng 11 thì các thiết bị bắt đầu được thử nghiệm. Các sĩ quan Chiến Tranh Điện Tử – Electronic Warfare Officers (EWOs) bắt đầu được học cách vận hành các thiết bị dò tìm tín hiệu radar của đối phương. Các radar của đối phương không chỉ phải được hoạt động mà còn phải trong tình trạng hoạt động đủ lâu để bám mục tiêu và nhận tín hiệu phản hồi về. Việc thử nghiệm được tiến hành trên các hệ thống radar của Mỹ có tính năng giống radar Fan Song của Liên Xô

Các máy bay Wild Weasel Chồn Hoang đã chứng tỏ rằng có thể phát hiện tín hiệu của radar từ ngoài cự ly 45km là tầm bắn của tên lửa SAM-2. Tuy nhiên, các máy bay này cần phải tiến lại gần như để xác định rõ vị trí của radar. Một khi tín hiệu radar được phát hiện, máy quét tín hiệu sẽ được khởi động và báo cho máy bay hướng của tín hiệu, máy bay càng lại gần trạm radar, khoảng cách càng gần thì tín hiệu sẽ càng mạnh . Khi tiến đến gần trạm radar, máy quét sẽ quét và phát hiện vị trí của trạm radar khi đó sĩ quan Điện Tử có thể dùng mắt thường để thấy rõ mục tiêu. Ngày 18 tháng 11 năm 1965, cuộc thử nghiệm chấm dứt và các phi hành đoàn được đưa đến Đông Nam Á để thử nghiệm thực tế trên chiến trường. Họ sẽ có 3 tháng để tiến hành thử nghiệm, đánh giá và đưa gia giải pháp tốt nhất để chống lại tên lửa SAM-2

Ngày 24 tháng 11 năm 1965, chiếc máy bay F-100 được lắp các thiết bị điện tử và được gọi là F-100 Wild Weasel đầu tiên đã đến sân bay Korat ở Thái Lan cùng các trang thiết bị điện tử và nhân viên kỹ thuật. Họ sẽ tiến hành các nhiệm vụ thử nghiệm trên bầu trời Bắc Việt . Cuối tháng 12 năm 1965, đại úy Donovan và Lamb đã phá hủy trận địa tên lửa SAM và từ đó trở thành một chương trình mới trong Không Quân Mỹ. Không Quân Mỹ đã đặt tên cho chương trình này là chương trình Iron Hand . Nhiệm vụ của chương trình Iron bao gồm 1 máy bay F-100 Super Sabre và 3-4 máy bay F-105. Nhiệm vụ của chương trình Iron Hand là áp chế và phá hủy các trận địa tên lửa SAM

Nhiệm vụ đánh giá chương trình Wild Weasel kết thúc vào tháng 1 năm 1966 và mở ra một chiến dịch mới. Không Quân Mỹ nhận xét rằng các máy bay F-100F Super Sabre quá lạc hậu để tác chiến hiệu quả nên bắt đầu cải biên các máy bay F-105 để làm nhiệm vụ này. Tháng 5 năm 1966, 5 máy bay F-105 Wild Weasel đầu tiên đã đến sân bay Korat ở Thái Lan. Đến tháng 6 , có thêm 6 chiếc máy bay F-105 Wild Weasel được đưa dến

Trong khi Không Quân tiếp tục cải tiến các máy bay thì Hải Quân Mỹ cũng phát triển vũ khí để diệt tên lửa SAM. Các tên lửa AGM-45 Shrike là phiên bản cải tiến từ tên lửa không đối không Sparrow. Các tên lửa này sẽ hướng đến mục tiêu là các dàn radar . Các tên lửa này là các tên lửa đầu tiên của dòng tên lửa chống bức xạ và chúng đã chứng tỏ hiệu quả hơn hẳn các quả rocket thông thường. Các quả tên lửa này mang đầu nổ 75Kg và đủ sức phá hủy dàn radar Fan Song. Để có thể hướng tên lửa vào mục tiêu là các dàn radar, các phi công phải lái máy bay áp sát đủ gần để hệ thống dò tìm mục tiêu của tên lửa hoạt động. Các phiên bản đầu tiên của tên lửa Shrike buộc các máy bay phải bay trong tầm bắn của tên lửa SAM-2 

Do lực đẩy của tên lửa Shrike sẽ bị đốt cháy hết sau 10 giây nên thời gian sau đó, các tên lửa vẫn bay nhưng không còn tự động hướng mục tiêu. Dù vậy, miễn là được ngắm chính xác thì tên lửa cũng sẽ phát nổ trong bán kính 6m quanh dàn radar. Để chống lại tên lửa Shrike, các xạ thủ tên lửa sẽ đối phó bằng cách tắt radar, điều này sẽ khiến tên lửa bay chệch mục tiêu nhưng điều này cũng sẽ khiến các tên lửa SAM-2 không thể ngắm bắn mục tiêu

Xem lại từ đầu : Biệt đội Chồn Hoang Wild Weaseltên lửa chống Radar ShrikeWild Weasel and AGM-45 Shrike Missile in Vietnam war – P1

Xem lại : Biệt đội Chồn Hoang Wild Weaseltên lửa chống Radar ShrikeWild Weasel and AGM-45 Shrike Missile in Vietnam war – P2

Xem tiếp : Biệt đội Chồn Hoang Wild Weaseltên lửa chống Radar ShrikeWild Weasel and AGM-45 Shrike Missile in Vietnam war – P4

chương trình Wild Weasel, project Wild Weasel, tên lửa Shrike, tên lửa chống radar, tên lửa chống radar Shrike, tên lửa SAM-2, Wild Weasel in Vietnam war

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex