Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War – P2

0 46

Theo lời của Mao Trạch Đông – Mao Zedong – chủ tịch Trung Quốc , nhiệm vụ của Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War là “giúp Việt Nam và chống Mỹ”

Trong cuộc chiến Việt Nam, quân đội Trung Quốc đã phụ trách các đội pháo phòng không AAA, xây dựng và sửa chữa cầu đường, xây dựng các tuyến phòng thủ bờ biển, bảo vệ tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, lắp ráp và bảo vệ các nhà máy, các đường ống dẫn dầu, …. Việc này cần huy động đến 23 sư đoàn và 95 trung đoàn độc lập

Ngày 18 tháng 9 năm 1968, đơn vị Trung Quốc đầu tiên đặt chân đến Lào bao gồm một số đơn vị phòng không AAA và các nhóm công binh với tổng quân số 26.000 quân. Trong 5 năm sau đó, Trung Quốc đã gửi thêm 5 sư đoàn bao gồm các đơn vị phòng không, xây dựng cầu đường, vận tải, các trạm thông tin, … trên dọc tuyến đường mòn Hồ Chí Minh

Việc Trung Quốc can thiệp vào chiến tranh Việt Nam, hỗ trợ và gửi quân vào miền Bắc Việt Nam, chống lại cuộc ném bom Sấm Rền và giúp củng cố chính quyền Hà Nội đã khiến Hà Nội yên tâm và liên tiếp gửi các sư đoàn chính quy vào tham chiến ở miền Nam Việt Nam

Mặc dù các nhà sử học về chiến tranh Việt Nam đề cập nhiều về việc Trung Quốc hỗ trợ Hà Nội trong việc tác chiến phòng không và xây dựng, sửa chữa cầu đường, cơ sở hạ tầng, … Tuy nhiên, chưa có ai có cơ hội tiếp cận các tài liệu để có có các số liệu chính xác về những đóng góp của Trung Quốc

Năm 1970, quân đội Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam. Đến tháng 8 năm 1973, khi binh sĩ Trung Quốc cuối cùng rời khỏi Việt Nam, đã có 1.715 binh sĩ Trung Quốc chết ở Việt Nam và hơn 6.400 người bị thương . Cùng lúc đó, có 269 người bị chết ở Lào và hơn 1.200 người bị thương . Các binh sĩ tử trận đều được chôn cất tại chổ và điều này gây trở ngại rất lớn cho gia đình các binh sĩ tử trận

Sau năm 1964, Trung Quốc gia tăng viện trợ cho miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1965-1973, Trung Quốc đã viện trợ khoảng 60 tỉ NDT ~ 20 tỉ Usd bao gồm tên lửa phòng không SAM, đạn dược, trang thiết bị vận tải, liên lạc, xăng dầu, thuốc men, … 

Vào năm 1967, tuy Liên Xô là quốc gia đứng đầu khối Soviet nhưng Trung Quốc lại là quốc gia hỗ trợ nhiều nhất khi chiếm đến 44.8% tổng viện trợ quốc tế cho chính quyền Hà Nội.

Từ năm 1965-1973, Trung Quốc cũng viện trợ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bằng cách gửi hàng viện trợ thông qua tuyến đường mòn Hồ Chí Minh

Trong việc tiếp cận chiến tranh, đường lối của Trung Quốc khá giống Liên Xô và Việt Nam. Đó là đảng lãnh đạo,tuyên truyền chính trị, giáo dục lý tưởng , tổng động viên và giấu kín mọi hoạt động quân sự. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt đó là lực lượng Nga ở Bắc Việt nghiêng về tâm lý, hỏa lực và sự cơ động. Còn Trung Quốc nghiêng về chiến lược phòng thủ chủ động. Còn Bắc Việt đẩy mạnh tác chiến du kích và chiến tranh tổng lực toàn dân

Sau khi thành lập quốc gia Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa năm 1949, Mao Trạch Đông đã tiến hành cải cách quân đội Trung Quốc PLA thành 2 thành phần : lực lượng phòng ngự – defensive force – nhằm đẩy lùi sự xâm lược nước ngoài trong cuộc chiến toàn cầu và lực lượng an ninh – security force – nhằm chống các mối đe dọa từ bên trong ảnh hưởng đến chế độ 

Cuộc chiến Triều Tiên được xem là cơ hội để Trung Quốc thử nghiệm học thuyết mới về phòng thủ chủ động. Việc Trung Quốc tham chiến trong cuộc chiến Triều Tiên đã giúp Bắc Triều Tiên tránh sụp đổ và giữ được biên giới Trung Quốc – Triều Tiên 

Chiến lược phòng thủ chủ động của Mao Trạch Đông được đánh giá như ngăn chận kẻ địch từ ngoài ngõ cũng được nhiều tướng lĩnh trong quân đội Trung Quốc đánh giá là lý do tham chiến của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt NamChinese Army in the Vietnam War . Họ cho rằng đây cũng là sự sáng tạo của nhà quân sự nổi tiếng Tôn Tử – Sunzi : “Chiến thắng trong cuộc chiến phòng thủ là không cần chiến đấu với quân thù trên lãnh thổ của chúng ta”

So với học thuyết chiến tranh của phương Tây, đường lối tiếp cận cuộc chiến – Way of War (WOW) của Trung Quốc phức tạp hơn rất nhiều. Các học giả phương Tây như Peter Lorge, Kenneth Swope, Harold Tanner, William Thompson đều đánh giá rằng lịch sử quân sự Trung Quốc đều dựa trên nền tảng Nho Giáo . Nhưng cho đến nay, mọi thứ đều phải chờ đợi cho đến khi những tài liệu về Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam được tiết lộ thì mới có thể có những phân tích sâu về học thuyết quân sự Trung Quốc

Việc tham chiến của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam trong thời gian dài đã có tác động tiêu cực lẫn tích cực đến chính phủ Trung Quốc. Nó giúp ông Mao Trạch Đông đạt được mục tiêu chiến lược ở Châu Á đó là ngăn chận ảnh hưởng và tránh được cuộc chiến toàn diện với Mỹ . Những năm của thập niên 1960s đánh dấu những cột mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Đó là cuộc Cách Mạng Văn Hóa Vĩ Đại – Great Proletarian Cultural Revolution (1966–1976) và Trung Quốc đã chứng kiến những năm đầy xáo trộn và bất ổn. Sự kiện này khiến Trung Quốc lãng phí 10 năm trong việc phát triển kinh tế lẫn hiện đại hóa quân đội Trung Quốc PLA

Kinh nghiệm tác chiến ngoài biên giới của quân đội Trung Quốc ở Việt Nam giai đoạn 1965-1973 và cuộc chiến Biên Giới 1979 – Sino-Vietnamese Border War đều được đánh giá là những giai đoạn khởi đầu của quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc

Từ những năm thập niên 1950s, quân đội Trung Quốc được đánh giá chỉ là quân đội đang trong quá trình học hỏi kinh nghiệm. Trong cuộc chiến Việt Nam, quân đội Trung Quốc chú trọng nhất đến quá trình phát triển, rèn luyện và đúc kết kinh nghiệm trong các cuộc đối đầu với quân đội Mỹ . Khi được tiếp cận kỹ năng tác chiến của Mỹ, các chỉ huy cấp cao của Trung Quốc đã nhấn mạnh đến yếu tố kỹ thuật, hỏa lực và rất nể phục trình độ kỹ thuật từ phía quân đội Mỹ. Chiến trường Việt Nam đã cung cấp cho Trung Quốc cơ hội tuyệt vời để kiểm tra mức độ chênh lệch về trình độ tác chiến, công nghệ vũ khí, … của Trung Quốc so với Mỹ và Liên Xô. Sau khi chứng kiến sự chênh lệch quá lớn, quân đội Trung Quốc đã từ bỏ những công nghệ vũ khí của thập niên 1950s – 1960s để bắt đầu chế tạo những vũ khí cho riêng Trung Quốc và ứng dụng công nghệ vũ khí thập niên 1970s. Chẳng hạn vào năm 1972, về hỏa lực phòng không, Trung Quốc có 4 sư đoàn tên lửa phòng không SAM và 18 sư đoàn pháo phòng không với hơn 10.000 khẩu pháo các loại trong đó có những khẩu pháo 85mm vừa được chế tạo được tích hợp radar điều khiển và có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết

Trong cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc nghiên cứu và chế tạo vũ khí hạt nhân. Vào mùa hè 1966, Trung Quốc đã thành lập Quân Đoàn Pháo Binh thứ 2 – Second Artillery Corp (SAC). Đây là đơn vị được trang bị vũ khí hạt nhân chiến thuật, tên lửa chiến thuật và chiến lược. Quân đội Trung Quốc đã đặt tên cho năm 1966 là “năm của Tên Lửa” và đề ra kế hoạch khởi động chương trình tàu ngầm hạt nhân, vệ tinh và hệ thống phòng thủ tên lửa. Tháng 6 năm 1967, Trung Quốc đã thử nghiệm bom khinh khí đầu tiên . Năm 1968, Trung Quốc bắt đầu phân bổ các trung đoàn thuộc Quân Đoàn Pháo Binh thứ 2 – Second Artillery Corp (SAC) thành các trung đoàn cụ thể như trung đoàn tầm ngắn, tầm trung, tầm xa và liên lục địa 

Tag : Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt NamChinese Army in the Vietnam War

Xem lại từ đầu : Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt NamChinese Army in the Vietnam War – P1

Xem lại : Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt NamChinese Army in the Vietnam War – P1

Xem tiếp : Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt NamChinese Army in the Vietnam War – P3

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex