Săn xe tải trên đường mòn Hồ Chí Minh – Truck hunting on Ho Chi Minh trail – P5
Tiến sĩ Seymour J. Deitchman – thành viên của Cục Advanced Research Projects Agency thuộc Bộ Quốc Phòng đã đề nghị triển khai rộng rãi các thiết bị cảm biến để Săn xe tải trên đường mòn Hồ Chí Minh hay đường Trường Sơn trong chiến tranh Việt Nam – Truck hunting on Ho Chi Minh trail in Vietnam war
Hệ thống cảm biến chung quanh căn cứ Khe Sanh đã giúp cho lực lượng phòng thủ có thể nhanh chóng phát hiện các vị trí quân Giải Phóng tập trung để “tiêu diệt hoặc ít ra cũng làm suy yếu lực lược” trước khi quân Giải Phóng tung ra các đợt tấn công
Điều quan trọng nhất đối với đại tá Lownds đó chính là việc các thiết bị cảm biến đã đảm nhiệm công việc của các binh sĩ tiền đồn để từ đó làm giảm sự thiệt hại của binh sĩ và là phương tiện để tiêu diệt quân Giải Phóng
Khi Thủy Quân Lục Chiến chiếm ưu thế tại Khe Sanh, nhóm Lập Kế Hoạch Thông Tin Phòng Thủ – Defense Communications Planning Group chịu trách nhiệm phát triển hệ thống điện tử giám sát đường không có tên gọi là hệ thống Igloo White . Để tránh việc quân Bắc Việt tháo gỡ hoặc nghiên cứu các thiết bị này, một lượng thuốc nổ được đặt trong các thiết bị và sẽ phát nổ khi bị tháo gỡ và hệ thống này. Hệ thống này bắt đầu được triển khai vào tháng 5 năm 1968 khi mùa mưa bắt đầu
Trước khi tình hình ở Khe Sanh đi vào hồi quyết định, các sĩ quan và chuyên viên bắt đầu được đưa đến căn cứ Nakhon Phanom và đây là biểu tượng của trình độ kỹ thuật hiện đại. Khi cuộc phòng thủ của TQLC ở Khe Sanh đi vào hồi cuối quyết định, tiến sĩ Seymour J. Deitchman – thành viên của Cục Dự Án Nghiên Cứu Tiên Tiến – Advanced Research Projects Agency thuộc Bộ Quốc Phòng và cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu Jason – Jason Summer Study đã đến căn cứ Nakhon Phanom. Tại đây, ông đã báo cáo kết quả :
“Hệ thống chống các binh sĩ được triển khai ở Khe Sanh đang có có kết quả tốt ngoài sự mong đợi”
Các nơi mà các thiết bị cảm biến được triển khai, chúng có thể xác định mục tiêu để pháo kích hoặc không kích nhưng chúng không thể đánh giá được hiệu quả của các cuộc oanh kích đó. Theo ý kiến của tiến sĩ Deitchman nên triển khai rộng rãi để ngăn chận đường tiếp viện vào miền Nam Việt Nam. Ông đã trình bày với tiến sĩ John S. Foster, Jr. – giám đốc Cục Nghiên Cứu Dự Án :
“Với vòng vây thắt chặt tại Khe Sanh và sự tập trung của hàng rào ngăn chận, quân Bắc Việt vẫn dễ dàng vượt qua các khu vực này”
Tiến sĩ Deitchman cũng cho rằng việc phát hiện binh sĩ sẽ khó hơn việc phát hiện các xe cộ. Chuẩn Tướng George J. Keegan, Jr., – Chỉ huy phòng tình báo của Không Lực 7 cũng cho rằng có thể sẽ phải mất thêm vài năm để hệ thống phát hiện binh sĩ có thể hoạt động hiệu quả với mức tổn thất có thể chấp nhận được
Hệ thống có vẽ ít có khả năng phát hiện sự di chuyển của binh sĩ do đó quân đội Mỹ phải tăng cường sử dụng thêm mìn Con Sò hay mìn Sỏi để khi có người dẫm lên sẽ phát nổ và kích hoạt thiết bị cảm biến gần đó. Sau đó, loại mìn này được thay thế bằng loại mìn lớn có khả năng gây sát thương cũng như báo động cho thiết bị cảm biến. Tuy nhiên, việc rải các loại mìn này sai khu vực ở Hạ Lào, đường mòn Hồ Chí Minh hay đường Trường Sơn cũng như thời tiết mưa mù và nhiều sương ướt đã khiến các quả mìn bị hỏng ngòi nổ. Để chứng tỏ các quả mìn bị hỏng, đại tá Roland K. McCoskrie – chỉ huy trưởng Phi Đội Không Quân Biệt Kích số 56 – 56th Air Commando Wing đã lái chiếc xe chạy lên các quả mìn và chẳng có quả nào phát nổ. Thậm chí khi các quả mìn hoạt động tốt, cũng khó có khả năng phát hiện được sự xâm nhập của con người một cách hiệu quả. Lực lượng Task Force Alpha khi đó chưa có đủ dữ liệu để biết rõ đầy đủ các tuyến đường mòn mà binh sĩ Bắc Việt sử dụng để di chuyển bộ binh để có thể thiết lập các bãi mìn và thả thiết bị cảm biến
Mặc dù đã chứng tỏ thành công hơn nhiều so với phát hiện bộ binh, việc phát hiện xe tải cũng chưa thể triển khai trong các tháng đầu của năm 1968 như các kỹ sư thuộc nhóm Jason mong đợi. Tiến sĩ Deitchman đã nói với tiến sĩ Foster :
“Ở Nakhon Phanom, chúng tôi được báo rằng, khoảng 15% các thiết bị cảm biến được đã báo về mục tiêu để không kích và các cuộc không kích đó do Không Lực 7 ở Sài Gòn thực hiện chứ không phải do Sở Chỉ Huy Chống Thâm Nhập Task Force Alpha“
Tiến sĩ Deitchman e ngại rằng trung tâm Task Force Alpha sẽ trở thành giống như các Sở Chỉ Huy trước đây đó chỉ là tiến hành “không kích” chứ không phải “dọ thám – không kích” như được thiết lập ban đầu nhằm chống sự thâm nhập về binh sĩ Bắc Việt và săn xe tải trên đường mòn Hồ Chí Minh – Truck hunting on Ho Chi Minh trail
Trong khi đó, tướng William W. Momyer – chỉ huy lực lượng Không Lực 7 phụ trách khu vực Việt Nam và Nam Lào lại không tán thành tiến trình của Tiến sĩ Deitchman và nhóm Jason Group đó trung tâm Task Force Alpha sẽ chỉ huy cuộc các cuộc không kích. Vào giai đoạn cuối của trận Khe Sanh, tướng Westmoreland đã đặt Phi Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Số 1 – 1st Marine Aircraft Wing dưới quyền của tướng Momyer . Điều này được xem như là sự nhượng bộ đối với Không Quân nhằm tập trung quyền chỉ huy các cuộc không kích chiến thuật trong trận đánh.
Tuy nhiên, Thủy Quân Lục Chiến vẫn muốn giữ quyền chỉ huy các phi đội của mình nhưng không thể chống lại lệnh của tướng Westmoreland mặc dù ông ta thừa nhận rằng Trung Tâm Giám Sát Task Force Alpha thiếu sự chỉ huy các cuộc không kích khi các thiết bị giám sát phát hiện mục tiêu. Tướng Momyer đáng giá :
“Là chỉ huy duy nhất của lực lượng Không Quân Mỹ, gần đây là cả Không Quân của Thủy Quân Lục Chiến, tôi có nhiệm vụ yểm trợ toàn bộ các cuộc không chiến với vô số các cuộc oanh kích”
Tướng Momyer nói với Bộ trưởng Không Quân Harold Brown rằng, việc cắt ra lực lượng riêng biệt và đặt dưới quyền chỉ huy của Task Force Alpha sẽ là suy yếu lực lượng không quân vốn còn nhiều giới hạn. Ông cho rằng cần có sự chỉ huy tổng quát và toàn bộ lực lượng cho các tình huống có thể xảy ra như ở Khe Sanh và Tết Mậu Thân. Bằng cách chỉ huy tập trung toàn bộ các cuộc không kích, tướng Momyer cho rằng :
“Toàn bộ các cuộc không kích có thể nhanh chóng chuyển mục tiêu thông qua cơ chế ABCCC airborne battlefield command and control center – trung tâm điều khiển và chỉ huy không kích trong trận đánh để có thể khai thác nhanh chóng các mục tiêu do trung tâm Chống Thâm Nhập Task Force Alpha, các máy bay chỉ huy tiền phương FAC , … hoặc các nguồn yêu cầu khác“
Xem từ đầu : Săn xe tải Bắc Việt trên đường mòn Hồ Chí Minh – P1
Xem lại : Săn xe tải Bắc Việt trên đường mòn Hồ Chí Minh – đường mòn Hồ Chí Minh – đường Trường Sơn – truck hunting on Ho Chi Minh trail – P4
Xem tiếp : Săn xe tải Bắc Việt trên đường mòn Hồ Chí Minh – đường Trường Sơn – Ho Chi Minh trail – P6